Mẫu Hợp đồng góp vốn Thành lập Công ty cổ phần

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần, Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp mẫu để Quý độc giả tham khảo.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần, Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp mẫu để Quý độc giả tham khảo.

Mẫu Hợp đồng góp vốn Thành lập Công ty cổ phần

Góp vốn là hoạt động cơ bản làm hình thành nên vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Để hạn chế tranh chấp phát sinh, việc góp vốn nên được lập thành văn bản hay hợp đồng để ghi nhận lại.

Góp vốn thành lập công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo nên một khoản vốn nhất định phục vụ cho việc thành lập và duy trì công ty sau này. Để ghi nhận sự kiện góp vốn, tránh rủi ro cho cả công ty và người góp vốn, việc góp vốn phải được lập thành văn bản (hợp đồng góp vốn).

Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022 được Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dưới đây sẽ là form mẫu cho Quý khách hàng tham khảo và sử dụng khi có nhu cầu thành lập công ty cổ phần.

 Mẫu Hợp đồng góp vốn Thành lập Công ty cổ phần

Mục lục

    Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần 2022

    Quý độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty sau đây:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ————————–

    HỢP ĐỒNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    Hôm nay, ngày….tháng….năm….. tại địa chỉ………………………………, chúng tôi gồm có:

    Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

    Ông (Bà):……………………………………………………………………………………..

    Sinh ngày………………………………………………………………………….

    Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

    Hộ khẩu thường trú  (: ………………………………………………………………………………..

    Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

    Ông (Bà):……………………………………………………………………………………..

    Sinh ngày………………………………………………………………………….

    Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

    Hộ khẩu thường trú  (: ………………………………………………………………………………..

    Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thỏa thuận sau đây:

    Điều 1: TÀI SẢN GÓP VỐN

    Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A:

    ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….

    Điều 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN

    Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thỏa thuận là :………………(bằng chữ:…………………………………………………….………………………………..)

    Điều 3: THỜI HẠN GÓP VỐN

    Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: …………………………… kể từ ngày ………./………./………..

    Điều 4: MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

    Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : …………………………………..

    Điều 5: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Điều 6: CAM ĐOAN CÁC BÊN

    Bên A cam đoan:

    1. Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

    2. Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

    3. Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

    4. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

    5. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

    6. Các cam đoan khác….

    Bên B cam đoan:

    1. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

    2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản góp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

    3. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

    4. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

    5. Các cam đoan khác…

    Điều 7ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

    2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên

    3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

    Bên A                                                                                                              Bên B

     

    Mẫu Hợp đồng góp vốn Thành lập Công ty cổ phần

    Đại Lý Thuế Gia Lộc hỗ trợ Khách hàng mọi vấn đề liên quan đến góp vốn thành lập công ty Cổ phần

    Là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của từng khách hàng để hiểu được tâm tư nguyện vọng, những vướng mắc mà khách hàng gặp phải khi tiếp cận việc thành lập công ty dưới góc độ pháp lý. Vậy nên hơn tất thảy, chúng tôi luôn mong muốn và luôn làm tốt vai trò của mình – là trợ lý pháp lý đắc lực cho khách hàng. Những vướng mắc cả Quý khách liên quan đến vấn đề vốn thành lập Công ty Cổ phần, quý khách có thể yêu cầu trực tiếp Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hỗ trợ :

    –  Tư vấn HÌNH THỨC góp vốn bằng tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản;

    – Tư vấn về mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần phù hợp với trường hợp cụ thể;

    – Tư vấn lập hợp đồng và trực tiếp soạn HỢP ĐỒNG góp vốn;

    –  Tư vấn trường hợp nào PHẢI CHỨNG MINH đã góp đủ vốn điều lệ;

    – Tư vấn trường hợp KHÔNG GÓP ĐỦ VỐN điều lệ phải xử lý thế nào;

    – Tư vấn thủ tục TĂNG hoặc GIẢM vốn điều lệ công ty;

    – Tư vấn thủ tục RÚT VỐN của thành viên/cổ đông sau khi đã góp vốn điều lệ;

    – Tư vấn trách nhiệm của thành viên, cổ động tương ứng với MỨC GÓP VỐN điều lệ Công ty;

    – Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến VỐN công ty;

    Khách hàng muốn được tư vấn về mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần hay yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ :

    – Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

    – Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999.

    Thành lập công ty tnhh 1 thành viên

    Thành lập công ty tnhh 2 thành viên

     


    Quý vị có thể tham khảo một số nội dung có liên quan đến bài viết trên tại mục HỎI – ĐÁP như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Kính chào Đại Lý Thuế Gia Lộc, tôi có một câu hỏi liên quan đến quyền sử dụng đất mong được giải đáp. Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Trả lời:

    Với câu hỏi thuộc lĩnh vực hỏi đáp đất đai, Đại Lý Thuế Gia Lộc xin được tư vấn như sau:

    Theo khoản 1 Điều 177 Luật đất đai 2013, tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì có quyền và nghĩa vụ quy định giống như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định tại Điều 174 Luật đất đai 2013 trong các trường hợp sau đây:

    –   Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    –   Đất của hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

    Khi đã đáp ứng được một điều kiện nêu trên thì sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau (theo Điều 174 Luật đất đai 2013):

    “1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

    2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

    a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

    b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

    c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

    d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

    3. Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luật này.

    4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

    b) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng;

    c) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng.”

    Trong trường hợp cần tư vấn thêm luật đất đai, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *