Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh 2024
Để thành lập địa điểm kinh doanh nhanh chóng, Quý độc giả không thể bỏ lỡ Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh chúng tôi chia sẻ
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh 2024
Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh chính. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh được thành lập với nhiều mục đích khác nhau. Có thể là để thuận tiện cho khách hàng tìm kiếm, đi đến làm việc hoặc để tìm hiểu thị trường, mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật. Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Hồ sơ và mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cần phải soạn thảo như thế nào sẽ được Đại Lý Thuế Gia Lộc giải đáp trong nội dung bài viết này.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh là địa chỉ mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh chính. Địa điểm kinh doanh có thế khác so với trụ sở chính của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh được thành lập tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động và có thể thành lập một hay nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau.
Địa điểm kinh doanh và thủ tục thành lập được quy định tại các văn bản pháp luật: Luật doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Với định nghĩa và những đặc điểm nêu trên, địa điểm kinh doanh và chi nhánh văn phòng là hai khái niệm dễ khiến người ta nhầm lẫn. và sau đây là sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh.
Nội dung | Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động | Chi nhánh được đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh của công ty chính. | Chỉ được đăng ký một số ngàng nghề do công ty đăng ký. |
Con dấu | Chi nhánh được sử dụng con dấu riêng. | Không có con dấu riêng. |
Giấy phép hoạt động | Được cấp giấy phép hoạt động. | |
Đặt tên | Ten chi nhánh phải theo tên của công ty có thêm cụm từ “chi nhánh”. Ví dụ: công ty TNHH AZ thì tên chi nhanh sẽ là “chi nhánh công ty TNHH AZ”. | Tên của địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải đặt tên theo tên của công ty chính. |
Ký hợp đồng | Được đứng tên và ký kết hợp đồng kinh tế. | Không được phép đứng tên cũng như không được ký hợp đồng kinh tế. |
Xuất hóa đơn | Được đăng ký, sử dụng và xuất hóa đơn. | Không được sử dụng và xuất hóa đơn. |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng. Mã số thuế của chi nhánh được ghi nhận trong giấy phép hoạt động của chi nhánh. | Không có mã số thuế riêng độc lập. Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với trụ sở công ty thì công ty sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở công ty thì địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cục thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh. |
Hạch toán thuế | Được lựa chọn hình thức hạch toán thuế độc lập hoặc phụ thuộc. | Phụ thuộc vào hình thức hạch toán thuế của công ty, địa điểm kinh doanh sẽ kê khai tập trung. |
Các loại thuế phải nộp. | Thuế môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân. | Thuế môn bài. |
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Như vậy, với những đặc điểm nêu trên của địa điểm kinh doanh thì nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở kinh doanh với thủ tục và cách thức hoạt động đơn giản thì nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Để thành lập địa điểm kinh doanh thì công ty cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu như sau:
– Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được lập thành văn bản.
– Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, hộ chiếu) của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu nếu người đứng đầu địa điểm kinh doanh không đồng thời là người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên, chủ sở hữu của công ty.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ (bản sao).
– Văn bản ủy quyền, giới thiệu cho người nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
– Giấy tờ nhân thân của người nộp hồ sơ.
Trên đây là một số tài liệu cơ bản trong hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thành phần hồ sơ sẽ có sự khác nhau, vì thế các công ty khi thành lập địa điểm hồ sơ cần phải chú ý để làm đầy đủ hồ sơ.
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh là mẫu văn bản do công ty soạn thảo và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh mới cho công ty.
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được quy định trong Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT và sẽ có những nội dung chính sau đây:
– Tên công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp, ngày cấp
– Thông tin liên hệ công ty: địa chỉ, số điện thoại, fax, email, website
– Ngành nghề kinh doanh của công ty
– Họ tên, giới tính, dân tộc, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật của công ty
– Nội dung thành lập địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh (nếu có)
+ Địa chỉ, số điện thoại, email, fax của địa điểm
+ Lĩnh vực hoạt động chính của địa điểm kinh doanh
+ Tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, giới tính, quốc tịch, số chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân, địa chỉ của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
– Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty thì phải có thông tin của chi nhánh.
Hướng dẫn soạn thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo mẫu phụ lục II-7 (Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, theo đó, Quý vị tham khảo mẫu dưới đây để thực hiện:
Trên đây là những thông tin về mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh Đại Lý Thuế Gia Lộc muốn chia sẻ tới Quý độc giả. Trong quá trình tham khảo bài viết, Quý vị có bất kỳ băn khoăn, vướng mắc hay muốn thành lập địa điểm kinh doanh nhanh, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ chính xác và hiệu quả. Trân trọng!
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- DỰ ÁN DOANH NGHIỆP
- DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
- HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc