Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa

Khách hàng quan tâm đến Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vui lòng theo dõi bài viết.

Khách hàng quan tâm đến Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vui lòng theo dõi bài viết.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để thực hiện Thủ tụcthành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa cũng khá nhiều thủ tục và phải nắm rõ các quy trình thủ tục đó cụ thể. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi biên soạn bài viết dưới đây nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho Khách hàng về các vướng mắc trong quy trình thành lập Doanh nghiệp.

Mục lục

    Vị trí địa lý huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

    Đức Hoà là một huyện thuộc tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên là 42.169 ha, dân số 178.350 người. Huyện Đức Hoà có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Nam giáp huyện Bình Chánh TP. HCM, phía Tây giáp huyện Đức Huệ, phía Tây Nam giáp huyện Bến Lức.

    Từ Đức Hoà có thể liên hệ thuận lợi với các thị trấn của thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1 (thị trấn Củ Chi, thị trấn Hốc Môn, thị trấn An Lạc) và các thị trấn của các quận tiếp giáp với huyện Đức Hoà. Tỉnh lộ 8 còn là trục giao thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạp thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

    Đức Hoà là huyện tiếp giáp TP. HCM, nằm trong vành đai dãn nở công nghiệp và là thị trường lớn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và sảm phẩm chế biến cho TP. HCM.

    Các tuyến giao thông của huyện đã có mối liên kết với mạng lưới giao thông TP. HCM, trong tương lai tuyến quốc lộ N2 nối quốc lộ 22 chạy qua Đức Hoà tạo thành tuyến giao thông quan trọng nối các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nam bộ.

    Là không gian hỗ trợ đối với TP. HCM, cơ hội thuận tiện thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, nơi đây chính là động lực thúc đẩy công nghiệp của tỉnh Long An phát triển cũng là nơi Có tiềm năng phát triển các loại dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân thành phố.

    Sự phát triển của TP. HCM nói chung và của công nghiệp trên địa bàn trọng điểm phía Nam nói riêng là thời cơ thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế của huyện Đức Hoà phát triển theo. Vì vậy việc Thành lập Doanh nghiệp tại Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khai thác triệt để được nguồn lực tiềm năng của vùng đất này.

    Loại hình doanh nghiệp nên đăng ký tại huyện Đức Hòa?

    Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021  quy định các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

    Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp cần nắm được đặc điểm của mỗi loại hình, cụ thể như sau:

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    – Về cơ cấu tổ chức quản lý:

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định.

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    – Về cơ cấu tổ chức quản lý:

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

    Công ty cổ phần

    – Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

    + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

    + Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

    + Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    + Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    – Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

    – Về cơ cấu tổ chức quản lý:

    Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

    + Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

    + Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

    Công ty hợp danh

    Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

    – Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

    – Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

    – Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

    – Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    – Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    Doanh nghiệp tư nhân

    – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    – Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    – Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

    – Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa gồm những gì?

    Sau khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thường bao gồm:

    – Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

    – Dự thảo điều lệ công ty;

    – Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, Cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

    – Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

    – Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

    – Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

    – Những giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.

    Thủ tục Thành lập doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa

    Thủ tục Thành lập Doanh nghiệp tại huyện Đức Hòa sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp phù hợp với loại hình dự định đăng ký

    Đây là bước rất quan trong bởi lẽ nếu hồ sơ sai hoặc chưa đầy đủ sẽ phải sửa đổi bổ sung dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp do đó tổ chức, cá nhân khi chuẩn bị hồ sơ cần hết sức lưu ý.

    Bước 2: Nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

    Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

    Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

    Đại Lý Thuế Gia Lộc hỗ trợ Doanh nghiệp tận tâm trong thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khác nhau, nhưng để lựa chọn ra được một công ty uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm như Đại Lý Thuế Gia Lộc thì không dễ.

    Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập mới, khi Khách hàng tin tưởng, lựa chọn sử dụng dịch vụ, chúng tôi luôn tận tâm, hỗ trợ hết mình để Khách hàng có được sự hài lòng nhất về các mặt từ chất lượng dịch vụ, thái độ chăm sóc Khách hàng, chi phí, thời gian nhận kết quả.

    Đến với dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp tại Huyện Đức Hòa hay bất kì dịch vụ thành lập mới nào thì chúng tôi đều hỗ trợ các phần công việc như:

    – Trực tiếp đến gặp khách hàng tận nơi hoặc gọi điện tư vấn với những Khách hàng ở xa so với địa chỉ làm việc của chúng tôi;

    – Trực tiếp soạn thảo hồ sơ cho khách hàng và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh Long An

    – Nhận và bàn giao cho khách hàng sau 3-5 ngày làm việc

    – Khắc dấu tròn công ty và thông báo phát hành mẫu dấu

    – Thực hiện tư vấn thuế ban đầu/ đăng ký kế toán ban đầu

    – Hỗ trợ tư vấn khách hàng mua chữ ký số

    – Được hỗ trợ gói hóa đơn điện tử: bao gồm sẵn 300 -500 hóa đơn

    Ngoài ra chúng tôi còn trực tiếp tư vấn cho khách hàng những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi làm việc với các cơ quan thuế.

    Trên đây là một số giải đáp thắc mắc của Đại Lý Thuế Gia Lộc về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ trực tiếp hệ cho chúng tôi theo số 0981.378.999 để được tư vấn nhanh chóng, tận tình.

    ->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Long An

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • DỰ ÁN DOANH NGHIỆPDỰ ÁN DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ DOANH NGHIỆPDỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
    • HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TYHỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *