Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh?
Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh?
Theo quy định của pháp luật hiện hành những đối tượng nào được thành lập hộ kinh doanh? Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể hơn nhé.
Công chức, viên chức là gì?
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trước khi trả lời được câu hỏi Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh? cần hiểu được khái niệm công chức, viên chức như đã giải thích ở trên.
Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
…
2.Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Như vậy theo quy định trên thì công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật Cán bộ công chức 2008 và Luật viên chức 2010 quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm cũng không có quy định về việc cấm công chức, viên chức thành lập hộ kinh doanh.
Mặt khác Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
…
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh? Từ những phân tích trên thấy được rằng trong Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức và Luật Phòng chống tham nhũng 2018 không cấm công chức, viên chức thành lập hộ kinh doanh, theo đó nếu đáp ứng đủ điều kiện để thành lập hộ kinh doanh thì công chức, viên chức vẫn có thể thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Công chức, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh? đã được giải đáp ở trên, với quy mô nhỏ lẻ, hộ kinh doanh đang là mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, hộ kinh doanh có những đặc điểm sau đây:
– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ
+ Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
+ Đối với hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ, hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong hộ gia đình quyết định, hộ gia đình cử một người đại diện cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
– Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh thường xuyên với quy mô nghề nghiệp ổn định; các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán quà vặt, hàng rong, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh
+ Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
+ Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng của mình để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).
Đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định trừ một số trường hợp được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh công dân nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của ủy ban nhân dân quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
– Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ kinh doanh cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- DỰ ÁN DOANH NGHIỆP
- DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
- HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc