Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh?

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh?

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng thu hút nhiều người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, vậy Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh?

Mục lục

    Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

    – Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

    + Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

    + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

    + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, theo quy định trên điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là Cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.

    Mặt khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam quy định Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

    Theo đó người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh. 

    Điều kiện để người nước ngoài được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam

    Từ những phân tích trên đã trả lời được câu hỏi Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh? câu trả lời là người nước ngoài không được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam.

    Trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam thì phải đáp ứng đủ điều kiện và tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch và Nghị định 16/2020/NĐ-CP. Hoặc người nước ngoài có thể ủy quyền cho công dân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh.

    Người nước ngoài không được đứng tên là chủ hộ kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên họ vẫn có thể quản lý và điều hành hoạt động của hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho công dân Việt Nam đứng ra thành lập.

    Để tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam cần thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

    Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

    – Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

    – Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

    – Bản khai lý lịch;

    – Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

    Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

    – Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt, gồm: Bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp); bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì sẽ bị kiểm tra trong quá trình xin nhập quốc tịch.

    – Bản sao Thẻ thường trú;

    – Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam, gồm: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;

    – Đối với người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần cung cấp các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. Tuy nhiên, họ sẽ phải nộp giấy tờ để chứng minh điều kiện được miễn:

    + Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

    + Nếu có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;

    + Huân chương, huy chương… đối với người có công lao đặc biệt…

    – Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh các điều kiện được phép như:

    + Giấy tờ chứng minh việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng;

    + Bản cam kết của người đó về nội dung: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

    Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

    Bước 3: Nhận kết quả

    – Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo lịch hẹn.

    – Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

    Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm những gì?

    Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh? đã được trả lời ở trên, khi đáp ứng được các điều kiện để thành lập hộ kinh doanh sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.

    – Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

    + Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    + Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    + Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

    – Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    – Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

    Có thể thấy rằng bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh có vai trò rất quan trọng, nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ phải sửa đổi bổ sung theo đó sẽ kéo dài thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục do vậy cần lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục này.

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • DỰ ÁN DOANH NGHIỆPDỰ ÁN DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ DOANH NGHIỆPDỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
    • HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TYHỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *