Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết hơn.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Luật sư cho tôi hỏi doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép trong những trường hợp nào? Như trường hợp doanh nghiệp của anh Phong bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần thì có bị thu hồi giấy phép không?
Câu hỏi:
Tôi là Cao Minh Hải, tôi có người bạn tên là Phong là chủ doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Anh bạn tôi đã có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Nhưng dạo gần đây doanh nghiệp của bạn tôi bị xử phạt hành chính 2 lần vì vi phạm pháp luật lao động. Luật sư cho tôi hỏi Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Như trường hợp của anh Phong thì có bị thu hồi giấy phép không? Rất mong nhận được câu trả lời từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là loại giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật về ngành nghề cho thuê lại lao động.
Để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng được đây đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn không qua 60 tháng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
– Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
– Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
– Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
– Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
– Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
Từ quy định trên thấy được rằng doanh nghiệp cho thuê lại lao động của anh Phong bị xử phạt hành chính hai lần vì vi phạm pháp luật lao động thì chưa đủ điều kiện để bị thu hồi Giấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của Đại Lý Thuế Gia Lộc về vấn đề Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp
- Dự án Giấy phép
- Dịch vụ Giấy phép
- Profile Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc