Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng
Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng như thế nào? Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín ở đâu?
Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý độc giả có quan tâm những nội dung hữu ích về Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng – địa phương được định hướng lên quận theo tầm nhìn 2020-2025 của thành phố Hà Nội với nhiều tiềm năng, ưu đãi để phát triển kinh tế. Mời Quý vị theo dõi nội dung:
Khái niệm hộ kinh doanh
Trước khi đi vào thông tin về thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng, chúng tôi chia sẻ khái niệm hộ kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành cho Quý độc giả:
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì:
“Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Tại sao nên thành lập kinh doanh tại huyện Đan Phượng?
Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô, Đan Phượng nay là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Tính từ trung tâm thành phố, chúng ta chỉ mất khoảng 20km để đến huyện Đan Phượng thông qua quốc lộ 32.
Về vị trí địa lý, huyện Đan Phượng giáp với 4 huyện: Phía đông giáp huyện Đông Anh (với ranh giới là sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm; Phía nam giáp huyện Hoài Đức; Phía tây giáp huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy; Phía bắc giáp huyện Mê Linh với ranh giới là sông Hồng.
Vào cuối năm 2020, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và đưa ra tầm nhìn từ 2020 đến 2025, huyện Đan Phượng cùng 4 huyện khác là: Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ được lên quận.
Cùng với việc lên quận, huyện Đan Phượng cũng sẽ có quy hoạch mới giúp khai phá nền kinh tế, tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Nhờ đó thời gian gần đây Đan Phượng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư lớn đến tham gia và phát triển.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng, Quý vị thực hiện theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trường hợp hồ sơ thiếu sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Lưu ý: Sau khi có Giấy chứng nhận hộ kinh doanh mới thành lập, hộ kinh doanh cần tiến hành nộp tờ khai, kê khai thuế với cơ quan quản lý thuế, tránh việc kê khai muộn sẽ dẫn tới việc nộp phạt, rút, thu hồi lại giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Như vậy từ quy định trên thấy được rằng thời gian thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên thực tế thời gian này có thể kéo dài hơn nếu phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thuế của hộ kinh doanh như thế nào?
Cùng với nội dung về thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng, thuế của hộ kinh doanh cũng được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm khi thành lập mô hình kinh tế này. Do đó, chúng tôi có những chia sẻ thêm trong bài viết.
Theo Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì xác định số thuế phải nộp của hộ kinh doanh như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này:
STT | Danh mục ngành nghề | Tỷ lệ % tính thuế GTGT | Thuế suất thuế TNCN |
1. | Phân phối, cung cấp hàng hóa | ||
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng); – Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán; | 1% | 0,5% | |
– Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; – Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định; – Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; – Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. | – | 0,5% | |
2. | Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | ||
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí; – Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện; – Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; – Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý; – Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan; – Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; – Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; – Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; – Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu; – Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình; – Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản; – Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%; – Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp); | 5% | 2% | |
– Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; – Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định; – Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác; | – | 2% | |
– Cho thuê tài sản gồm: + Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú; + Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; + Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ; | 5% | 5% | |
– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp; – Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. | – | 5% | |
3. | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | ||
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa; – Khai thác, chế biến khoáng sản; – Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; – Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm; – Dịch vụ ăn uống; – Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; – Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp); – Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%; | 3% | 1,5% | |
– Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT; – Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. | – | 1,5% | |
4. | Hoạt động kinh doanh khác | ||
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; | 2% | 1% | |
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; | |||
– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu |
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Đại Lý Thuế Gia Lộc hỗ trợ những gì?
Đại Lý Thuế Gia Lộc đã và đang triển khai dịch vụ trọn gói nhằm tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho Quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh.
Đến với chúng tôi, Quý vị sẽ được đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm hỗ trợ nhiệt tình từ trước, trong và cả sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung:
– Tư vấn giải đáp tất cả thắc mắc về điều kiện thành lập hộ kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của thành viên hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, thủ tục thành lập hộ kinh doanh;
– Hướng dẫn xác định nhu cầu thành lập hộ kinh doanh về: tên hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, chủ hộ kinh doanh,…
– Soạn hồ sơ thành lập hộ kinh doanh đầy đủ, chính xác và hướng dẫn Khách hàng ký để hoàn thiện hồ sơ;
– Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc trong quá trình tiếp nhân và xử lý hồ sơ;
– Nhận và bàn giao kết quả trong thời gian nhanh chóng.
Để được tư vấn, báo phí thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Đan Phượng và thành lập hộ kinh doanh cá thể tại các địa bàn khác, Quý khách hàng có thể liên hệ đến Đại Lý Thuế Gia Lộc qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- Dự án Doanh nghiệp
- Dịch vụ Doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc