Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất

Để có thêm thông tin về Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Để có thêm thông tin về Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất

Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết, đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.

Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là một trong những hoạt động được thực hiện hằng năm của các doanh nghiệp, nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nhằm phục vụ mục đích quản lý và giám sát các công tác an toàn vệ sinh lao động. Để phục vụ cho hoạt động này, pháp luật đã ban hành quy định chi tiết và kèm theo Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động.

Để tìm hiểu rõ hơn về Mẫubáo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.

Mục lục

    Tìm hiểu về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

    Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết, đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.

    Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có quy định cụ thể về hoạt động báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:

    – Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác vệ sinh, an toàn lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi và phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

    – Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, có thể gửi trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử theo mẫu. Báo cáo phải gửi trước 10/01 của năm sau.

    – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.

    Theo đó, doanh nghiệp hằng năm phải thực hiện và gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tưsố 07/2016/TT-BLĐTBXH, gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày 10/01 của năm sau.

    Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

    Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

    ĐỊA PHƯƠNG: ……………
    DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..

    Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
    ………………..

    BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

    Năm…………….

    Tên1: ……………………………………………………………………………

    Ngành nghề sản xuất kinh doanh2

    …………………………………………………………

    Loại hình3: ………………………………………………………………………

    Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: ………………………………………

    Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) 

    ……………………………………………..

    Điện thoại: ………………………………………………………………………

    TTCác chỉ tiêu trong kỳ báo cáoĐVTSố liu
    ABáo cáo chung
    1Lao động
    1.1. Tổng số lao độngNgười
    – Trong đó:

    + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

    Người
    + Người làm công tác y tếNgười
    + Lao động nữNgười
    + Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI)Người
    + Lao động là người chưa thành niênNgười
    + Người dưới 15 tuổiNgười
    + Người khuyết tậtNgười
    + Lao động là người cao tuổiNgười
    2Tai nạn lao động
    – Tổng số vụ tai nạn lao độngVụ
    + Trong đó, số vụ có người chếtVụ
    – Tổng số người bị tai nạn lao độngNgười
    + Trong đó, số người chết vì tai nạn lao độngNgười
    – Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …)Triệu đồng
    – Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)Triệu đồng
    – Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao độngNgày
    3Bệnh nghề nghiệp
    – Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáoNgười
    Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệpNgười
    – Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệpNgày
    – Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệpNgười
    – Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …)Triệu đồng
    4Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động
    + Loại INgười
    + Loại IINgười
    + Loại IIINgười
    + Loại IVNgười
    + Loại VNgười
    5Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động
    a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện cóNgười/ người
    b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện cóNgười/ người
    c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện cóNgười/ người
    Trong đó:

    – Tự huấn luyện

    Người
    – Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyệnNgười
    d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện cóNgười/ người
    đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện cóNgười/ người
    e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện cóNgười/ người
    g) Tổng chi phí huấn luyệnTriệu đồng
    6Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
    – Tổng sốCái
    – Trong đó:

    + Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng

    Cái
    + Số đã được kiểm địnhCái
    + Số chưa được kiểm địnhCái
    + Số đã được khai báoCái
    + Số chưa được khai báoCái
    7Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
    – Tổng số người làm thêm trong nămNgười
    – Tổng số giờ làm thêm trong nămGiờ
    – Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 thángGiờ
    8Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
    – Tổng số ngườiNgười
    – Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10)Triệu đồng
    9Tình hình quan trắc môi trường lao động
    – Số mẫu quan trắc môi trường lao độngMẫu
    – Số mẫu không đạt tiêu chuẩnMẫu
    – Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo

    + Nhiệt độ

    + Bụi

    + Ồn

    + Rung

    + Hơi khí độc

    + …

    Mẫu/mẫu
    10Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
    – Các biện pháp kỹ thuật an toànTriệu đồng
    – Các biện pháp kỹ thuật vệ sinhTriệu đồng
    – Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhânTriệu đồng
    – Chăm sóc sức khỏe người lao độngTriệu đồng
    – Tuyên truyền, huấn luyệnTriệu đồng
    – Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao độngTriệu đồng
    – Chi khácTriệu đồng
    11Tổ chức cung cấp dịch vụ:

    a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)

    Tên tổ chức
    b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)Tên tổ chức
    12Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao độngTháng, năm
    13Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CPCó/Không
    Nếu có đánh giá thì:

    a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá

    Yếu tố
    b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong nămYếu tố
    B

    Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh5 (nếu có)

    TTCác yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diệnMức độ nghiêm trọngBiện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hạiNgười/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hạiThời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
    1
    2
    Nơi nhận:
    – Như trên;

    – Lưu: VT

    ….., ngày … tháng … năm
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký tên, đóng dấu)

    Hướng dẫn cách ghi Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

    – Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    – Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:

    o Doanh nghiệp nhà nước

    o Công ty Trách nhiệm hữu hạn

    o Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước

    o Doanh nghiệp tư nhân

    o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài

    o Công ty hợp danh

    o Hợp tác xã …

    o Khác

    – Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):

    o Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;

    o Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;

    o Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;

    o Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

    o Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.

    – Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

    Một số lưu ý khi viết báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

    Thứ nhất: Báo cáo phải viết đúng theo mẫu quy định.

    Thứ hai: Phải ghi thông tin đầy đủ, rõ ràng, rành mạch, chính xác.

    Thứ ba: Báo cáo phải được tiến hành và nộp đúng thời hạn, nơi nhận theo quy định của pháp luật.

    Mức xử phạt khi vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

    Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số: 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định:

    – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

    – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

    – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Mẫubáo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *