Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất 2024

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất 2024 gồm những nội dung gì? Đại Lý Thuế Gia Lộc chia sẻ và gửi tới Quý độc giả qua bài viết này.

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất 2024 gồm những nội dung gì? Đại Lý Thuế Gia Lộc chia sẻ và gửi tới Quý độc giả qua bài viết này.

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất 2024

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hoãn phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành trong quá trình xét xử vụ án, do Hội đồng xét xử thực hiện khi phát sinh một trong những căn cứ mà pháp luật quy định. Vấn đề hoãn phiên tòa đã được Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định cụ thể ở các điều luật khác nhau. Có thể thấy, một trong những nguyên nhân có thể được xem xét để hoãn phiên tòa đó là do đương sự có đơn xin hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể viết được một Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa hợp lý và đúng quy định của pháp luật.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất 2024.

Mục lục

    Hoãn phiên tòa là gì?

    Hoãn phiên toà có thể hiểu là việc chuyển thời điểm tiến hành phiên toà đã định sang thời điểm khác muộn hơn và chỉ được thực hiện khi có các căn cứ do pháp luật quy định, sau thời hạn đó, vụ án sẽ được tiến hành xét xử.

    Những trường hợp đương sự có quyền viết đơn xin hoãn phiên tòa

    Khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về các trường hợp được phép hoãn phiên tòa như sau:

    Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

    a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;

    b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;

    c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

    d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.”

    Từ Điều 297 dẫn chiếu đến Điều 290, 291 và 292, theo đó bị cáo, người bào chữa hoặc bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Như vậy, để được hoãn phiên tòa, thì bị hại, bị cáo hoặc đương sự, người đại diện của họ cần phải có đơn xin hoãn phiên tòa.

    Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về các trường hợp được hoãn phiên tòa như sau:

    “ 1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa

    Từ Điều 233 dẫn chiếu đến Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, trong trường hợp, Tòa án triệu tập đương sự hợp lệ lần thứ nhất, nhưng đương sự hoặc người đại diện vắng mặt thì phiên toàn đương nhiên bị tạm hoãn.

    Điều 233 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định các trường hợp hoãn phiên toàn như sau:

    – Thay đổi Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Kiểm sát viên;

    – Thay đổi người giám định, người phiên dịch;

    – Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế; Vắng mặt người giám định;

    – Người làm chứng vắng mặt gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án;

    – Tòa triệu tập hợp lệ lần 01, đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt không có đơn xin xét xử vắng mặt;

    – Tòa triệu tập hợp lệ lần 02, đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

    – Nếu có người đề nghị hoãn phiên tòa;

    Đến lần triệu tập lần thứ hai, nếu đương sự vẫn muốn tiếp tục hoãn phiên tòa, cần phải có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Trường hợp này, bắt buộc đương sự cần có đơn xin hoãn phiên tòa. Vậy Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa có những nội dung nào.

    Nội dung Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa cần có những nội dung gì?

    Một Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa cần có các nội dung sau:

    + Quốc hiệu, tiêu ngữ;

    + Nơi nhận đơn;

    + Họ tên người làm đơn và một số thông tin đi kèm;

    + Tư cách tham gia tố tụng;

    + Lý do xin hoãn phiên tòa;

    + Xác nhận của người làm đơn (chữ ký hoặc dấu vân tay);

    Nên lưu ý là khi nộp đơn xin hoãn phiên tòa cần cung cấp kèm theo là tài liệu chứng minh cho lý do xin hoãn phiên tòa.

    Một số Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất

    Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa cho Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ ………

    CÔNG TY LUẬT …..
    Địa chỉ:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM

    Kính gửi:  – Hội đồng xét xử vụ ………………………………………………….. 

    Tôi: Luật sư ………………….. Giám đốc ………………………- Đoàn Luật ……………………. – là luật sư bào chữa cho bị cáo …………………. theo đơn mời luật sư của bị cáo ………………….. đề nghị công ty Luật ……….. cử Luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự ………. Chúng tôi đã nhận được quyết định xét xử vụ án vào ngày ……………… Tuy nhiên, do Luật sư của công ty được phân công bào chữa cho bị cáo có lịch đi công tác không về kịp để tham gia phiên tòa bào chữa cho bị cáo.

     Vì vậy để đảm bảo quyền của bị cáo theo quy định tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự, quyền của người bào chữa theo quy định tại Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án …………… mà …………….là bị cáo theo luật định.

    Nơi nhận:

    – Như kính gửi;

    – Lưu./.

    Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024

     

    NGƯỜI LÀM ĐƠN

     

     

     

    Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa cho người viết đơn với tư cách tố tụng là bị cáo

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ———***———

    ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TOÀ

    Kính gửi: – Toà Án Nhân Dân Thành Phố ………………………….

                    – Hội đồng xét xử

    Tên tôi là: …………………………………….. Sinh năm: …………………………..

    Thường trú:……………………………………………………………..………..…..

    Tôi là bị cáo trong vụ án “ …………….” do  VKSND thành phố …………………… giữ quyền công tố .

    Ngày ../../…., tôi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày …………….. Tôi tôn trọng và tự giác chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên từ  ngày …………………………….. tôi bị trở ngại khách quan như sau: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Lo ngại sức khoẻ không đảm bảo tham gia phiên toà nên tôi làm đơn này kính mong Quý toà, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Toà dự kiến vào ngày …/…/… chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

    Tôi cam kết, ngay sau khi sức khoẻ ổn định sẽ tuân thủ, chấp hành đầy đủ mọi quyết định của quy Toà.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Thành phố………….., ngày ……tháng…..năm 20…….

    Người làm đơn

    (ký và ghi rõ họ tên)

    Trên đây là một số Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Mong rằng, đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trong cuộc sống.

    Nếu vẫn còn muốn biết thêm thông tin, hoặc còn nhiều thắc mắc Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài tư vấn 1900 6557 để biết thêm chi tiết.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *