Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp tại Phú Quốc
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp tại Phú Quốc. Mời Quý vị tham khảo
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp tại Phú Quốc
Phú Quốc là một thành phố nằm trong vịnh Thái Lan và là đảo lớn nhất Việt Nam. Diện tích đảo Phú Quốc 573km², chiều dài 50km, nơi rộng nhất ở phía bắc đảo 25km
Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Nhìn trên bản đồ, Phú Quốc có hình dáng con cá đang vẫy đuôi trong vịnh Thái Lan. Nhờ vào lợi thế về điều kiện tự nhiên mà kinh tế của đảo Phú Quốc rất phát triển, đặc biệt là về dịch vụ du lịch. Vậy dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốcnhư thế nào?
Giới thiệu Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Phú Quốc là một thành phố nằm trong vịnh Thái Lan và là đảo lớn nhất Việt Nam. Diện tích đảo Phú Quốc 573km², chiều dài 50km, nơi rộng nhất ở phía bắc đảo 25km, có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía Bắc đến phía Nam và mang trên mình 99 ngọn núi trập trùng, với dãy rừng nguyên sinh trùng điệp một màu xanh ngút ngát ẩn chứa bao điều kỳ thú, bí ẩn khó mà chinh phục, khám phá hết được. Chính vì thế đã tạo cho hòn đảo ngọc này bức tranh “sơn thủy hữu tình,” tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú hấp dẫn du khách thập phương.
Huyện đảo Phú Quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc tiếp tục phát triển ngành du lịch mũi nhọn chủ lực và thật sự trở thành hòn đảo ngọc của đất nước.
Kiên Giang đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2020, với mục tiêu năm 2015 đón 1-1,2 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 35%, tổng doanh thu 209 triệu USD; năm 2020 đón 2-3 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 40%, tổng doanh thu 771 triệu USD. Phú Quốc khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, chú trọng các đô thị lớn trong nước và Đồng bằng sông Cửu Long; mở rộng thị trường quốc tế, nhất là tập trung vào các thị trường có khả năng chi trả cao như Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu và ASEAN.
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc?
Trước khi nói về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc thì đối tượng được thành lập doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong thủ tục này. Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì quyền thành lập doanh nghiệp như sau:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Các bước thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc
Để thành lập và đưa doanh nghiệp vào trạng thái hoạt động, Quý vị lưu ý thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp
Thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp
Quý vị có thể tham khảo đặc điểm của 5 loại hình doanh nghiệp như sau và đưa ra sự lựa chọn thành lập doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
– Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai: Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau thành lập tự do kinh doanh ngành, nghề pháp luật không cấm. Vào thời điểm thành lập doanh nghiệp, Quý vị cần kê khai ngành, nghề kinh doanh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, tránh các ngành bị cấm theo khoản 1 điều 6 Luật Đầu tư, đó là:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Thứ ba: Vốn của doanh nghiệp
Cá nhân, tổ chức được quyết định số vốn góp của mình, nhưng phải đảm bảo nếu doanh nghiệp được thành lập kinh doanh ngành, nghề có yêu cầu đáp ứng số vốn tối thiểu theo pháp luật chuyên ngành thì tổng số vốn góp không thấp hơn mức này.
Thứ tư: Địa chỉ làm trụ sở doanh nghiệp
Địa chỉ làm trụ sở doanh nghiệp cần rõ ràng, không thuộc các trường hợp nhà sử dụng với mục đích chỉ để ở theo quy định pháp luật nhà ở. Trụ sở có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp, người góp vốn hoặc thuê, mượn.
Thứ năm: Tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có tên tiếng Việt, ngoài ra, có thể có tên viết tắt, tên nước ngoài, trong đó:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp
Thứ sáu: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Bước 2: Thực hiện thành lập doanh nghiệp
Quý vị chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang. Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký
– Điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang
– Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật
– Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực
+ Nếu thành viên góp vốn là tổ chức
Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1 bản);
– Giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.
Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quý vị lấy kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Thứ nhất: Doanh nghiệp phải thực hiện phát hành hóa đơn GTGT
Công ty ở Phú Quốc nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.
Thứ hai: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh thì cần phải thực hiện công bố đầy đủ nội dung đăng ký công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo trình tự, thủ tục và phải trả phí được quy định.
Thứ ba: Kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty
Sau khi thành lập công ty ở Phú Quốc, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài tối đa trong vòng 30 ngày. Nếu không sẽ bị xử phạt hành vi chậm nộp tờ khai thuế. Ngoài ra, công ty sẽ cần đóng một số loại thuế như:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế môn bài. Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu tiền thuế môn bài mỗi năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải đóng 2 triệu đồng mỗi năm.
Thứ tư: Treo bảng hiệu công ty ở Phú Quốc
Quý vị cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Hình thức bảng hiệu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên trên bảng hiệu cần có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số… Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.
Thứ năm: Tiến hành khắc con dấu cho công ty
Sau khi thành lập công ty và có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu tròn cho công ty ở Phú Quốc. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.
Thứ sáu: Đăng ký tài khoản ngân hàng
Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty ở Phú Quốc phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty ở Phú Quốc lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thứ bảy: Mua chữ ký số để có thể đóng thuế trực tuyến
Để có thể thực hiện đóng thuế trực tuyến thì công ty ở Phú Quốc cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số theo quy định. Sau đó, kế toán viên của công ty dùng chữ ký số để đóng các loại thuế đúng thời gian quy định khi công ty đi vào hoạt động. Doanh nghiệp hãy đề nghị nhân viên ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty để có thể đóng thuế trực tuyến.
Thứ tám: Doanh nghiệp nên thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết những sổ ở Phú Quốc, tài chính và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan.
Trong trường hợp cụ thể, Quý vị lưu ý các thủ tục hoàn thiện góp vốn, xin giấy phép con, đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định pháp luật.
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp tại Phúc Quốc
Để thành công cần phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Bên cạnh những khó khăn bạn nghĩ đến khi vận hành doanh nghiệp như về ý tưởng kinh doanh, về vốn, về nhân sự… thì ngay khi thành lập công ty cũng sẽ có những khó khăn nhất định, có thể kể đến như:
Thứ nhất: Tìm hiểu quy định của pháp luật
Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam khá phức tạp với những quy định khác nhau về các loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tuổi thọ của luật ở Việt Nam không dài, vì thế nếu không tìm hiểu kỹ bạn sẽ tiếp cận những quy định cũ, không còn phù hợp với hiện tại.
Thứ hai: Cần phải làm gì trước khi thành lập doanh nghiệp?
Để đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn đã cân nhắc kỹ về ngành nghề kinh doanh cũng như chuẩn bị vốn. Nhưng như vậy là chưa đủ cho một doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà sự chuẩn bị cho doanh nghiệp cũng khác nhau như về hồ sơ thành lập, cách thức tổ chức doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh…
Thứ ba: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có thể nộp trực tuyến hoặc nộp hồ sơ trực tiếp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ở xa trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nếu phát sinh vấn đề thì việc đi lại giải quyết cũng mất nhiều thời gian và công sức.
Như vậy, với những khó khăn như trên thì việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc là giải pháp tốt nhất giải quyết những khó khăn đó.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp. Với 2 văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đại Lý Thuế Gia Lộc có điều kiện thuận lợi để hỗ trợ khách hàng ở nhiều vùng, miền trên toàn quốc. Trong những dịch vụ mà Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp bao gồm cả dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ sẽ hỗ trợ khách hàng thông qua các công việc như sau:
– Tư vấn pháp luật, giúp khách hàng giải quyết các thắc mắc về doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
– Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận kết quả và giao cho khách hàng;
– Hỗ trợ kê khai thuế, mua chữ ký số, hóa đơn cho doanh nghiệp mới.
Trên đây là nội dung bài viết dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc, Quý khách hàng cần hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc qua Hotline: 0981.378.999
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc