Mẫu Hợp đồng mượn tiền giám đốc năm 2024
Cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tham khảo nội dung về hợp đồng mượn tiền (vay tiền) giám đốc qua bài viết Mẫu Hợp đồng mượn tiền giám đốc năm 2024 này.
Mẫu Hợp đồng mượn tiền giám đốc năm 2024
Khi gặp những khó khăn về vấn đề tài chính việc mượn tiền là vấn đề đầu tiên được thực hiện để giải quyết những khó khăn đó. Hợp đồng mượn tiền giám đốc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn sẽ cho bên mượn mượn một số tiền nhất định theo thỏa thuận, khi đến thời hạn trả tiền thì bên mượn phải hoàn trả cho bên cho mượn số tiền theo đúng thỏa thuận trước đó.
Để bảo đảm cho bên mượn trả tiền đúng thời gian cho bên cho mượn tiền theo như thỏa thuận thì việc lập hợp đồng mượn tiền là vấn đề cần thiết và luôn được sử dụng. Vậy hợp đồng mượn tiền giám đốc là gì và được lập như thế nào, bài viết dưới đây của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc là gì?
Hợp đồng mượn tiền giám đốc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn sẽ cho bên mượn mượn một số tiền nhất định theo thỏa thuận, khi đến thời hạn trả tiền thì bên mượn phải hoàn trả cho bên cho mượn số tiền theo đúng thỏa thuận trước đó.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng mượn tiền mà trong Bộ luật dân sự chỉ có quy định về hợp đồng vay tài sản. Theo đó tài sản theo quy định của luật dân sự là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vì vậy hợp đồng vay tiền chính là một dạng của hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc có những đặc điểm như sau:
Đối tượng của hợp đồng trong trường hợp này chính là tiền, bên mượn có toàn quyền đối với số tiền đã được cho vay.
Nếu trong hợp đồng mượn tiền không có thỏa thuận về kỳ hạn và không có lãi suất thì bên cho mượn tiền có quyền đòi lại tiền và bên mượn cũng có quyền trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước cho nhau biết trong một khoảng thời gian hợp lý.
Nếu hợp đồng mượn tiền không có kỳ hạn nhưng có thỏa thuận lãi suất thì bên cho mượn tiền có quyền đòi lại bất cứ lúc nào nhưng vẫn phải thông báo trước cho bên mượn một khoảng thời gian hợp lý và sẽ được trả lãi đến thời điểm nhận lại tiền. Bên vay tiền cũng có quyền trả bất cứ lúc nào và chỉ phải trả tiền lãi đến thời điểm trả nợ nhưng cũng cần thông báo trước trong thời gian hợp lý.
Đối với hợp đồng mượn tiền có thỏa thuận về kỳ hạn nhưng không có lãi thì bên mượn tiền có quyền trả lại bất cứ lúc nào nhưng cần thông báo trước trong thời gian hợp lý, bên cho mượn chỉ được đòi lại tiền trước hạn nếu bên mượn đồng ý.
Đối với hợp đồng mượn tiền có kỳ hạn và có lãi thì bên mượn tiền có quyền trả tiền trước kỳ hạn nhưng sẽ phải trả toàn bộ số tiền lãi theo kỳ hạn.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc có phải công chứng không?
Hợp đồng mượn tiền giám đốc theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên để hạn chế tranh chấp xảy ra và để bảo đảm được lợi ích của hai bên thì các bên có thể thỏa thuận về việc công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức của hợp đồng vay tiền được thể hiện bằng miệng hoặc là bằng văn bản do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Hình thức vay tiền bằng miệng chỉ được áp dụng trong trường hợp như số tiền cho vay nhỏ hoặc giữa các bên có mối quan hệ quen biết bởi vì hình thức này rủi ro tương đối cao.
Quy định về hợp đồng mượn tiền giám đốc
Hợp đồng mượn tiền giám đốc là một dạng của hợp đồng cho vay tài sản và được điều chỉnh ở Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, Điều 463 Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng vay tài sản như sau:
Theo quy định này, hợp đồng mượn tiền giám đốc là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến thời hạn, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, hình thức của hợp đồng mượn tiền giám đốc sẽ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật Dân sự:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2.Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc mới nhất
Do hình thức của hợp đồng mượn tiền có thể bằng miệng hoặc là bằng văn bản nên hiện nay chưa có mẫu hợp đồng mượn tiền cụ thể. Nhưng hợp đồng mượn tiền giám đốc sẽ thường có các nội dung sau:
– Tên của hợp đồng: hợp đồng mượn tiền;
– Thông tin của bên cho mượn tiền như họ và tên, địa chỉ;…
– Thông tin của bên mượn tiền gồm họ và tên, địa chỉ,…
– Kỳ hạn và lãi suất vay nếu có; cần lưu ý là lãi suất vay phải đúng theo quy định của bộ luật dân sự;
– Giá trị hiệu lực của hợp đồng vay tiền.
– Đại diện của bên cho vay và bên vay tiền ký, ghi rõ họ tên.
Hướng dẫn soạn hợp đồng mượn tiền giám đốc
Để có thể hạn chế được rủi ro cho mượn tiền thì bước soạn thảo hợp đồng mượn tiền là một bước đóng vai trò rất quan trọng. Nội dung này sẽ hướng dẫn chi tiết về việc soạn thảo hợp đồng mượn tiền giám đốc.
– Trước tiên là phần quốc hiệu, tiêu ngữ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do- Hạnh phúc. Tiếp đến sẽ là tên của hợp đồng vay tiền.
– Trong hợp đông vay tiền cần có những thông tin của bên cho vay tiền và bên cho vay tiền như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, chức vụ (nếu có),…
– Số tiền cho mượn….cần ghi đầy đủ cả chữ và số và ghi rõ loại tiền cho mượn, lãi suất cho vay trong trường hợp có thỏa thuận về lãi suất;
– Thời hạn trả tiền.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tiền. Ví dụ bên cho mượn tiền phải giao cho bên mượn số tiền cho mượn theo sự thỏa thuận của hai bên; Bên mượn tiền phải có trách nhiệm trả tiền đúng hạn và trả lãi suất đúng hạn nếu có thỏa thuận về mức lãi suất.
Cần lưu ý là ở nội dung này cần thỏa thuận cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh trường hợp xảy ra những tranh chấp không đáng có.
– Thỏa thuận về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mượn tiền.
– Tài sản để bảo đảm cho khoản tiền mượn nếu có.
– Cuối cùng là đại diện bên mượn tiền và bên cho mượn tiền ký tên.
– Hai bên có thể thỏa thuận về việc công chứng hoặc chứng thực vì hợp đồng mượn tiền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Đây là những nội dung cần thiết phải có trong hợp đồng mượn tiền mà khi soạn thảo hợp đồng cần phải lưu ý để tránh trường hợp thiếu những thông tin cơ bản dẫn đến rủi ro nếu có xảy ra tranh chấp trên thực tế.
Trên đây là nội dung bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc về vấn đề hợp đồng mượn tiền giám đốc, có những thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp hoặc cần tư vấn thêm quý độc giả có thể liên hệ cho chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn 19006557 để được tư vấn trực tiếp và cụ thể nhất.
>>>>> Tham khảo: Quy định về lãi suất và tiền lãi trong hợp đồng vay tài sản
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc