Mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới nhất
Trong bài viết dưới đây, Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến Mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để Khách hàng tham khảo.
Mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới nhất
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng cạnh tranh tồn tại và phát triển tự nhiên ngay cả khi pháp luật không thừa nhận nó. Việc pháp luật thừa nhận có cạnh tranh và đưa ra những quy định điều chỉnh đối với cạnh tranh chỉ góp phần phân chia cạnh tranh thành những loại mang tính chất khác nhau như cạnh tranh tự do hay cạnh tranh có sự điều tiết; cạnh tranh hoàn hảo hay cạnh tranh không hoàn hảo; cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Sự tồn tại của các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, vì thế cũng là một điều tất yếu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông qua bài viết dưới đây.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Tìm hiểu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận theo được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một cùng mục đích nhất định”
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra khái niệm cụ thể về “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”. Thay vào đó, Luật Canh tranh liệt kê các thỏa thuận mà nhà làm luật nhận định rằng thỏa thuận đó và chỉ các thỏa thuận đó mới là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Trước khi đi đến tìm hiểu về Mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì chúng tôi sẽ gửi đến Khách hàng các thông tin liên quan đến các loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh.
Pháp luật của Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác có sự phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm: thỏa thuận theo chiều dọc và thỏa thuận theo chiều ngang. Trong đó:
– Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên thị trường liên quan. Nói cách khác, thỏa thuận theo chiều ngang thường diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau. Trong đó, nó bao gồm cả những thỏa thuận gây nguy hại nhất cho cạnh tranh và bị mặc nhiên cấm.
– Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp. Thỏa thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Thỏa thuận này không tạo ra khả năng khống chế thị trường.
Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt rõ ràng thỏa thuận theo chiều ngang hay chiều dọc, mà chỉ liệt kê các trường hợp có thể bị cấm tại Điều 8 Luật Cạnh tranh và các điều kiện xác định trường hợp thỏa thuận bị cấm tại Điều 9 Luật này.
Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh, cụ thể bao gồm:
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Ngày 15/9/2008 tại Resort Sài Gòn – Mũi Né, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) đã chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên các Tổng giám đốc phi nhân thọ lần thứ 6 (CEO PNT 6). Tại CEO PNT 6, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH) đã ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm xe cơ giới.
Sau đó, có thêm bốn DNBH cũng muốn tham gia ký kết, nâng tổng số doanh nghiệp tham gia lên 19 doanh nghiệp, bao gồm:
1. Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC);
2. Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long);
3. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh);
4. Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm châu Á Ngân hàng Công thương (Bảo Ngân);
5. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín);
6. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt);
7. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC);
8. Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC);
9. Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO);
10. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI);
11. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI);
12. Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm SAMSUNG – VINA (Samsung – Vina);
13. Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu (Toàn Cầu);
14. Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS);
15. Công ty liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA);
16. Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA);
17. Công ty TNHH Bảo hiểm FUBON Việt Nam (FUBON);
18. Công ty TNHH Tổng hợp Groupama (Groupama);
19. Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI).
Các bản thỏa thuận được 19 DNBH ký kết bao gồm: Bốn bản thỏa thuận hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa; trong lĩnh vực bảo hiểm tàu biển; bảo hiểm xe cơ giới; và Điều khoản biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô – tô. Các bản thỏa thuận được thực hiện từ ngày 01/10/2008.
Thị trường mà 19 DNBH hướng tới trong các bản thỏa thuận chính là thị trường có phạm vi toàn quốc và ngay ở thời điểm ký kết, thị phần của 19 DNBH này là 99,79%. Các bản thỏa thuận này đều có quy định về chế tài cụ thể, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia. Theo các “khổ chủ”, nguyên nhân của việc rủ nhau ký kết các bản thỏa thuận là do các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt, chủ yếu thông qua các chính sách hạ phí bảo hiểm, trả phí hoa hồng và tăng chi phí hỗ trợ đại lý…
Ngày 18/11/2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 93/QĐ – QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Ngày 28/11/2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 99/QĐ –QLCT về việc việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh đối với 19 DNBH.
Ngày 02 tháng 10 năm 2009, Cục Quản lý cạnh tranh chuyển Hồ sơ vụ việc KNCT-HCCT-0009 đến Hội đồng Cạnh tranh.
Ngày 15 tháng 01 năm 2010, Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh ra Quyết định số 02/QĐ-HĐXL về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Ngày 29 tháng 4 năm 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có Kết luận điều tra bổ sung vụ việc KNCT-HCCT-0009 chuyển đến Hội đồng Cạnh tranh.
Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh đã quyết định mở Phiên điều trần công khai từ ngày 27 tháng 7 năm 2010 để xử lý vụ việc cạnh tranh.
Tại Phiên điều trần, Hội đồng đã xác định thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%.
Xem xét hành vi thỏa thuận của 19 doanh nghiệp bảo hiểm này có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không, chúng ta sẽ cùng phân tích những đặc điểm của hành vi thỏa thuận này của 19 doanh nghiệp bảo hiểm:
Thứ nhất: Về chủ thể tham gia là 19 doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn độc lập trên thị trường, đều là các doanh nghiệp bảo hiểm khá nổi tiếng.Các doanh nghiệp này tham gia thỏa thuận hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính.
Thứ hai: Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện một cách công khai đó là thỏa thuận trong khuôn khổ tổ chức Hội nghị thường niên các Tổng giám đốc phi nhân thọ lần thứ 6 (CEO PNT 6) và các thỏa thuận này được thông cáo báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các doanh nghiệp này có sự thống nhất ý chí cùng hành động để gây hạn chế cạnh tranh đó làkhông hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức phí 1,56% thu của khách mua bảo hiểm xe ôtô. Từ đó, 19 doanh nghiệp này cũng có cơ hội lớn hơn, mang tính áp đảo và có điều kiện thuận lợi hơn để có được một thị phần lớn hơn trong tổng dung lượng thị trường bảo hiểm xe ôtô cả nước, đồng thời hạn chế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp khác.
Thứ ba: Hậu quả của thỏa thuận này có thể làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận này gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa, bởi vì 19 doanh nghiệp bảo hiểm này đều là những doanh nghiệp bảo hiểm lớn và có thị phần kết hợp lên tới 99,79% và những doanh nghiệp này có lượng khách hàng rất hùng hậu và doanh thu tương đối lớn.
Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận, cụ thể là 6 doanh nghiệp còn lại trong thị trường bảo hiểm chỉ chiếm 0,21% thị phần, một con số rất nhỏ.
Từ những phân tích về đặc điểm hành vi thỏa thuận của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, chúng ta có thể nhận định đây chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh. Cụ thể hành vi này chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bằng cách ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách gián tiếp theo quy định Luật cạnh tranh.
Trên đây là mẫu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được chúng tôi sưu tầm và phân tích các đặc điểm để quý độc giả có thể hiểu hơn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng như những loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện nay.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc