Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo.

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo.

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục

Giáo dục đào tạo là một ngành nghề có điều kiện và vô cùng phức tạp khi thành lập, nên việc cần có một đơn vị am hiểu về pháp luật, cũng như dày dặn kinh nghiệm trong thực tế triển khai sẽ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì lĩnh vực giáo dục lại càng được chú trọng đầu tư. Vậy để thành lập công ty kinh doanh trong hoạt động giáo dục cần đáp ứng những điều kiện gì? Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục? Khách hàng quan tâm những vấn đề trên vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Mục lục

    Kinh doanh dịch vụ giáo dục là gì?

    Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,…được hoàn thiện hoàn chỉnh, đảm bảo tạo môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất.

    Kinh doanh giáo dục hiện nay được Nhà nước đặc biệt khuyến khích, tạo điều kiện để mở rộng nhiều hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước trong giáo dục mà tận dụng nguồn vốn tư nhân giúp giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu tăng cao trong học tập, nâng cao năng lực của mỗi người lúc đó được giải quyết hiệu quả, từ đó chất lượng nguồn lao động được cải thiện.

    Khoản 1 khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

    1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

    2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

    a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

    b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

    c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

    d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

    Như vậy, các hoạt động giáo dục trong hệ thống quốc dân rất đa dạng, vì vậy, kinh doanh dịch vụ giáo dục cũng rất đa dạng.

    Kinh doanh dịch vụ giáo dục là ngành, nghề có điều kiện?

    Khoản 1 Điều 17 Luật Giáo dục quy định: ” Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, kinh doanh giáo dục là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện này quy định trong các văn bản chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, cấp học.

    Ví dụ: Đối với kinh doanh giáo dục mầm non, theo Điều 3, 5, 10 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, khoản 2, 5 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP thì:

    Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục

    1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

    Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục

    2.1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    2.2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:

    a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

    b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo.

    c) Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

    d) Cơ cấu khối công trình gồm:

    – Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định.

    – Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.

    – Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho.

    – Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.

    – Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.

    đ) Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2.3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

    2.4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

    2.5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

    Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

    3.1. Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.

    3.2. Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.

    3.3. Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:

    a) Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích.

    b) Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

    3.4. Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:

    a) Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để;   bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.

    Đối với lớp bán trú: Có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt.

    b) Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

    3.5. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

    a) Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em.

    b) Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định.

    c) Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục

    Doanh nghiệp khi muốn kinh doanh dịch vụ giáo dục có thể tham khảo các Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục như sau:

    Mã ngành 8511: giáo dục nhà trẻ

    Mã ngành 8512: giáo dục mẫu giáo

    Mã ngành 8521: giáo dục tiểu học

    Mã ngành 8522: giáo dục trung học cơ sở

    Mã ngành 8523: giáo dục trung học phổ thông

    Mã ngành 8551: giáo dục thể thao và giải trí

    Mã ngành 8552: giáo dục văn hóa nghệ thuật

    Mã ngành 8559: giáo dục khác chưa được phân vào đâu

    Mã ngành 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

    Mã ngành 8531: đào tạo sơ cấp

    Mã ngành 8532: đào tạo trung cấp

    Mã ngành 8533: đào tạo cao đẳng

    Mã ngành 8541: đào tạo đại học

    Mã ngành 8542: đào tạo thạc sĩ

    Mã ngành 8543: đào tạo tiến sĩ

    Thủ tục đăng ký thành lập công ty giáo dục

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty giáo dục

    – Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty được lập theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;

    – Điều lệ công ty giáo dục lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và phải có chữ ký của các chủ thể được yêu cầu;

    – Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hợp danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức;

    – Văn bản ủy quyền quản lý phần vốn góp trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức;

    – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ có thể chứng thực tư cách cá nhân theo quy định của pháp luật như giấy cmnd/ thẻ cccd đối với các cá nhân là thành viên/cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty;

    – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ có thể chứng thực tư cách pháp nhân như QĐ thành lập hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ tương đương khác của thành viên/cổ đông là tổ chức , kèm theo một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó;

    – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp công ty giáo dục được thành lập hoặc được tham gia thành lập bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả

    Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi tiến hành xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn. Quá trình này diễn ra trong khoảng 03 ngày làm việc.

    Bước 3: Thực hiện thủ tục đề nghị kinh doanh giáo dục tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

    Tùy thuộc vào loại hình giáo dục mà công ty giáo dục muốn kinh doanh mà bạn sẽ cần chuẩn bị trang thiết bị, bằng cấp cho phù hợp để có thể xin cấp phép hoạt động trong ngành giáo dục.

    Thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ giáo dục

    Theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

    Điều 4: Đối tượng không chịu thuế GTGT

    13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

    Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

    Theo quy định nêu trên thì đối với hoạt động dạy học là hoạt động đào tạo, giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT.

    Vì vậy, khi thực hiện thu học phí của học sinh bằng phiếu thu và xuất hóa đơn trực tiếp thì theo kỳ kê khai thuế GTGT, đơn vị kê khai doanh thu từ học phí của học sinh vào mục không chịu thuế GTGT.

    Dịch vụ thành lập công ty giáo dục tại Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Giáo dục đào tạo là một ngành nghề có điều kiện và vô cùng phức tạp khi thành lập, nên việc cần có một đơn vị am hiểu về pháp luật, cũng như dày dặn kinh nghiệm trong thực tế triển khai sẽ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thành lập mới doanh nghiệp, chúng tôi cam kết đảm bảo về chất lượng dịch vụ cung cấp, thời gian thực hiện công việc, chi phí dịch vụ phù hợp. Theo đó chúng tôi cam kết các vấn đề sẽ thực hiện như sau:

    – Tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến thành lập công ty và  hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty giáo dục một cách nhanh chóng;

    – Giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý, những tổn thất nguồn lực không cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

    – Theo dõi hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và trả lời công văn theo yêu cầu;

    – Nhận kết quả và bàn giao đến Khách hàng;

    – Hỗ trợ mọi thủ tục sau thành lập nếu Khách hàng có nhu cầu;

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác cần hỗ trợ hoặc báo giá sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999 để được bộ phận pháp lý doanh nghiệp tư vấn nhanh chóng.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *