Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách

Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách là mã ngành, nghề nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ.

Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách là mã ngành, nghề nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ.

Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách

Khi đã nắm rõ về các Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách, Doanh nghiệp có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật để gửi lên Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở.

Khách hàng muốn hoạt động kinh doanh vận tải hành khách nhưng chưa biết cách đăng ký chuẩn xác về Mã ngành. Vậy mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách là mã bao nhiêu? Thủ tục thành lập công ty với ngành nghề kinh doanh vận tải như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Mục lục

    Quy định về việc ghi ngành, nghề kinh doanh

    Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp quy định về ghi ngành, nghề kinh doanh như sau:

    1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

    4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

    5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

    6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

    7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

    8. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Hoạt động vận tải hành khách là gì?

    Hoạt động vận tải hành khách hiểu đơn giản là hoạt động vận chuyển hành khách, tức là người là chủ thể được chuyên chở thay vì hàng hóa. Kinh doanh vận tải hành khách là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách nhằm mục đích sinh lợi.

    Ngành, nghề kinh doanh vận tải hành khách có thể chia thành các ngành, nghề cụ thể dựa vào phương thức vận tải như:

    Vận tải hành khách đường sắt

    Vận tải hành khách đường bộ

    Vận tải hành khách hàng không

    Vận tải hành khách đường thủy (thủy nội địa, ven biển, viễn dương)

    Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách là mã nào?

    Khi Doanh nghiệp muốn đăng ký Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách có thể tham khảo một số mã ngành như:

    4911 – 49110: Vận tải hành khách đường sắt

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh;

    – Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của công ty vận tải đường sắt.

    Loại trừ:

    – Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt nội thành và ngoại thành được phân vào nhóm 49311 (Vận tải hành khách bằng đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao);

    – Hoạt động của các nhà ga hành khách đường sắt được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt);

    – Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu được thực hiện bởi một đơn vị khác được phân vào nhóm 55909 (Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào đâu) và nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).

    4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

    Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng đường bộ trong nội, ngoại thành, được thực hiện bằng nhiều phương thức (trừ xe buýt) như: tàu điện ngầm, tàu điện chạy bằng tuyến đường ray trên mặt đất hoặc tuyến ray trên cao, ôtô điện… Đặc thù của các phương thức vận tải này là chạy trên các tuyến đường theo lịch trình, giờ giấc cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Các tuyến đường chạy từ thành phố tới sân bay hoặc từ thành phố tới nhà ga tàu hỏa;

    – Hoạt động của đường sắt leo núi, đường cáp trên không… nếu một phần của hệ thống này đi qua nội, ngoại thành.

    Loại trừ:

    – Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh được phân vào nhóm 49110 (Vận tải hành khách đường sắt);

    49311: Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao

    Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng tàu điện chạy trên tuyến đường ray được xây dựng ngầm dưới mặt đất, trên mặt đất hoặc trên cao để đưa đón khách trong nội thành hoặc ngoại thành.

    49312: Vận tải hành khách bằng taxi

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng taxi, kể cả hoạt động của taxi sân bay.

    – Hoạt động của taxi công nghệ.

    49313: Vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng mô tô, xe có gắn động cơ khác.

    Loại trừ: Cho thuê xe mô tô, xe máy có gắn động cơ không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

    49319: Vận tải hành khách đường bộ loại khác trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng xe đạp;

    – Vận tải hành khách bằng xe xích lô;

    – Vận tải hành khách bằng xe thô sơ như xe ngựa kéo, xe bò kéo…

    Loại trừ: Cho thuê xe đạp, xích lô và xe thô sơ khác không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

    4932: Vận tải hành khách đường bộ khác

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;

    – Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;

    – Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.

    – Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.

    Loại trừ:

    – Cho thuê xe không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);

    – Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).

    49321: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh: giữa nội thành với các huyện ngoại thành trong cùng thành phố hoặc giữa các huyện của một tỉnh;

    – Vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh;

    – Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác.

    Loại trừ: Cho thuê xe chở khách không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).

    49329: Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu

    Nhóm này gồm: Hoạt động của đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi, đường cáp trên không.

    5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách ven biển và viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

    – Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan;

    – Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu, thuyền có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển và viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).

    Loại trừ:

    – Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện;

    – Hoạt động của các “casino nổi” được phân vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện

    50111: Vận tải hành khách ven biển

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách ven biển, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

    – Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan;

    – Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển (ví dụ đối với tàu thuyền đánh cá).

    Loại trừ:

    – Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện;

    – Hoạt động của các “casino nổi” được phân vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.

    50112: Vận tải hành khách viễn dương

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

    – Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan.

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).

    Loại trừ: Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.

    5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa

    Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu thuyền có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

    50211: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới

    Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kênh, rạch.

    50212: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ

    Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.

    Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

    511 – 5110: Vận tải hành khách hàng không

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay thường lệ và không thường lệ;

    – Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê;

    – Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách;

    – Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

    51101: Vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định

    51109: Vận tải hành khách hàng không loại khác

    Nhóm này gồm:

    – Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê với các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng, các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách.

    – Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.

    Ngoài những ngành, nghề vận tải hành khách trên đây, Quý vị có thể đăng ký thêm những ngành, nghề kinh doanh mang tính chất bổ trợ hoạt động vận tải hoặc những ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm để phù hoạt với chiến lược kinh doanh trong tương lai.

    Thủ tục thành lập công ty kinh doanh vận tải hành khách

    Thứ nhất: Về hồ sơ cần chuẩn bị

    Tùy theo loại hình dự định thành lập mà hồ sơ yêu cầu sẽ có sự khác nhau:

    1/ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

    2/ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Danh sách thành viên.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    3/ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

    Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    4/ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Thứ hai: Về cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

    Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

    Thứ ba: Về thời gian xử lý

    Trong 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

    Thứ tư: Về trình tự tiến hành

    – Chuẩn bị hồ sơ

    – Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    – Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ

    – Hoàn thiện các thủ tục khác: công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, làm dấu, làm và treo biển, mua hóa đơn, chữ ký số, kê khai thuế, lệ phí, hoàn thiện các thủ tục đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành

    Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ thành lập Doanh nghiệp uy tín, chất lượng

    Khách hàng khi tin tưởng sử dụng dịch vụ tại Đại Lý Thuế Gia Lộc chúng tôi cam kết sẽ thực hiện theo đúng hợp đồng dịch vụ mà hai bên đã ký kết. Với dịch vụ thành lập Doanh nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc như:

    – Tư vấn các vấn đề pháp lý về thành lập công ty như:

    + Tư vấn đặt tên công ty và tra cứu tránh trùng lặp tên công ty hoặc nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam;

    + Tư vấn về điều kiện đăng ký trụ sở của doanh nghiệp, về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn, kê khai thuế; tư vấn về ngành nghề kinh doanh của công ty, hướng dẫn, tư vấn thủ tục đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ, điều kiện sau cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty cổ phần;

    + Tư vấn về mức vốn của công ty, các điều kiện liên quan đến thủ tục góp vốn, thủ tục kê khai thuế, nghĩa vụ thuế, tính chịu trách nhiệm của công ty; tư vấn về chức danh của người đại diện theo pháp luật, trách nhiệm quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện theo pháp luật;

    – Hoàn thiện hồ sơ dựa trên giấy tờ Khách hàng cung cấp

    – Nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn

    – Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ và phản hồi khi có yêu cầu của cơ quan chức năng

    – Nhận kết quả và gửi đến tay Khách hàng

    – Hỗ trợ tư vấn các vấn đề khác liên quan đến hoạt động duy trì Doanh nghiệp sau này

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Mã ngành nghề kinh doanh Vận tải hành khách.

    Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác cần hỗ trợ hoặc báo giá sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999 để được bộ phận pháp lý doanh nghiệp tư vấn nhanh chóng.

    >>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *