Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự 2024 theo quy định mới nhất
Giấy bảo lãnh nhân sự theo quy định mới nhất như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự 2024 theo quy định mới nhất
Giấy bảo lãnh nhân sự là văn bản cam kết do người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động, theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Những người có trách nhiệm bảo lãnh cho người nước ngoài sang Việt Nam là việc sẽ thực hiện việc can kết bảo lãnh nhân sự để chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại khi người được bảo lãnh vi phạm. Nội dung bài viết sau sẽ giải thích cụ thể hơn về giấy bảo lãnh nhân sự.
Giấy bảo lãnh nhân sự là gì?
Giấy bảo lãnh nhân sự là văn bản cam kết do người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động, theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Từ giấy bảo lãnh dân sự này, quan hệ bảo lãnh được hình thành. Bảo lãnh là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 292 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm bảo lãnh, Quý vị có thể tham khảo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Nội dung của giấy bảo lãnh nhân sự
Bảo lãnh nhân sự là một thủ tục hành cần thiết mà bên sử dụng lao động thường đặt ra đối với người lao động với mục đích là để giảm thiểu tối đa những rủi do mà người lao động gây ra, bảo đảm thực hiện các quy tắc về an toàn trong quá trình người lao động làm việc tại công ty.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về mẫu giấy bảo lãnh nhân sự. Tuy nhiên cần có đầy đủ các thông tin như sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, đây là phần không thể thiếu trong các văn bản; tiếp theo là ngày, tháng năm.
– Tiếp đó là tên: GIẤY BẢO LÃNH NHÂN SỰ;
– Thông tin của người bảo lãnh như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú; quan hệ với người được bảo lãnh; số điện thoại liên hệ.
– Thông tin của người được bảo lãnh như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Cam kết về việc bảo lãnh. Ví dụ: trong quá trình làm việc tại công ty nếu ông/bà….(người được bảo lãnh) gây tổn thất đến tài sản của công ty thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định.
– Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng bồi thường thiệt hại thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Cam kết nội dung thông tin đã khai.
– Cuối cùng là xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường và chữ ký của người bảo lãnh.
Cách viết giấy bảo lãnh nhân sự
Khi viết giấy bảo lãnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:
– Khi viết các thông tin về người bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin các nhân. Điều kiện bảo lãnh cần phải ghi trung thực không được mập mờ hoặc ghi không chính xác.
– Các thông tin về người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác. Mục đích của việc bảo lãnh cần ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lãnh.
– Lý do viết đơn bảo lãnh: người bảo lãnh cần làm đơn trình bày rõ về lý do đứng ra bảo lãnh cho người được bảo lãnh và có cam kết chịu trách nhiệm về người được bảo lãnh.
Trong nội dung bài viết trên của Đại Lý Thuế Gia Lộc đã nêu cụ thể về khái niệm, những nội dung thông tin cần có và cách ghi giấy bảo lãnh nhân sự. Trong quá trình thực hiện khi có vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ đến Đại Lý Thuế Gia Lộc theo tổng đài 19006557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Mẫu giấy bảo lãnh nhân sự
Quý vị có thể tham khảo giấy bảo lãnh nhân sự sau đây khi thực hiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— o0o ———
GIẤY BẢO LÃNH NHÂN SỰ
Kính gửi: Công ty Tư vấn đầu tư Minh Trí
Người bảo lãnh: Võ Văn Hùng
Ngày, tháng, năm sinh: 29/7/1976 tại: Đông Anh, Hà Nội
CMND số: 014157706 cấp ngày 14/ 02/ 2009 tại Công an Thành phố Hà Nội
Thường trú tại: số nhà 12, ngách 45/11, ngõ 45, đường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
Quan hệ người được bảo lãnh: Cha của người được bảo lãnh
Số điện thoại liên hệ: 0785667976
Trong quá trình làm việc, nếu ông Võ Thanh Long có gây tổn thất đến tài sản của Công ty Tư vấn đầu tư Minh Trí thì phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Ông: Võ Thanh Long không có khả năng bồi thường thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cho Công ty.
Tôi cam kết nội dung trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 20… | |
Xác nhận của UBND Phường, xã | Người bảo lãnh Võ Văn Hùng |
Tải (Download) mẫu Giấy bảo lãnh nhân sự
Xin giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự ở đâu?
Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự đã được chúng tôi cập nhật ở nội dung trên, tuy nhiên vì giấy bảo lãnh dân sự là văn bản cam kết do người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho người sử dụng lao động.
Vì vậy để lập giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự cần có một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Công chứng giấy bảo lãnh nhân sự ở đâu?
Theo mẫu giấy bảo lãnh trên đây mà chúng tôi cung cấp, giấy bảo lãnh nhân sự do bên bảo lãnh lập nhằm cam kết trách nhiệm của mình, có ký và ghi rõ họ tên của mình ở cuối văn bản.
Hiện nay thủ tục công chứng chỉ áp dụng với các hợp đồng, giao dịch khác hoặc các bản dịch theo khái niệm công chứng của Luật Công chứng năm 2014:
” Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” (Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014).
Như vậy, công chứng giấy bảo lãnh nhân sự không phải là cách gọi đúng về mặt pháp lý, để làm tăng tính xác thực, giá trị của giấy bảo lãnh nhân sự, Quý vị có thể thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy bảo lãnh nhân sự. Theo đó, Quý vị chuẩn bị:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký, trường hợp này chính là Giấy chứng nhận bảo lãnh
đến Ủy ban nhân dân hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký. Trường hợp có thắc mắc liên quan đến giấy bảo lãnh nhân sự có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ thêm.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc