Mẫu Đơn xin rút hồ sơ mới nhất 2024
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả một số thông tin về Mẫu Đơn xin rút hồ sơ, mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết.
Mẫu Đơn xin rút hồ sơ mới nhất 2024
Đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn thường được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, … sử dụng trong trường hợp nhằm rút khỏi, hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của mình khi nộp hồ sơ.
Chắc hẳn đã có nhiều người rơi vào trường hợp phải thực hiện rút hồ sơ vì nhiều lý do khác nhau. Trường hợp này đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn vô cùng cần thiết được sử dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về đơn xin rút hồ sơ sẽ giúp chúng ta có thể thuận lợi hơn trong quá trình rút hồ sơ.
Dưới đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Đơn xin rút hồ sơ kính mời quý bạn đọc theo dõi.
Đơn xin rút hồ sơ là gì?
Đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn thường được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, … sử dụng trong trường hợp nhằm rút khỏi, hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của mình khi nộp hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ được sử dụng trong rất nhiều trường hợp, mục đích, yêu cầu khác nhau như đơn xin rút hồ sơ nhập học, đơn xin rút hồ sơ du học, đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đơn xin rút hồ sơ xin việc,…Và có thể thấy bất kể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi có nhu cầu rút hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ chính là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng giúp chúng ta kịp thời giải quyết, rút lại các yêu cầu khi cá nhân, tổ chức, …có quyết định, mục đích thay đổi so với ban đầu. Đơn xin rút hồ sơ cũng giúp giảm các vấn đề rắc rối hoặc có thể cả các chi phí phát sinh nếu việc rút đơn thành công.
Trước khi thực hiện nộp đơn xin rút hồ sơ cần cân nhắc và suy nghĩ kĩ càng để tránh tình trạng rút xong nộp lại. Việc đưa ra một lý do rút đơn hợp lý cũng khá quan trọng vì nó có thể quyết định đến việc đơn có được chấp nhận hay không.
Một số mẫu đơn xin rút hồ sơ phổ biến
Mẫu 1: Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường
Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường sẽ được sử dụng trong thủ tục xin chuyển trường của học sinh, sinh viên, do chính các học sinh, sinh viên hoặc các bậc phụ huynh lập ra để gửi đến ban giám hiệu nhà trường xin được chuyển trường theo đúng quy định.
Có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây:
SỞ GD&ĐT……………. TRƯỜNG …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc……………………., ngày……tháng…..năm……….. |
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ CHUYỂN TRƯỜNG
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường………………………………………………
Họ và tên học sinh:…………………………………………………………………………..
Ngày sinh:…………………………………………….
Lớp:…………………………………………….
Quê quán:………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………….
Lí do rút hồ sơ:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………..
Xin chuyển về Trường:………………………………………………………………………….
XÁC NHẬN CỦA HẬU CẦN | GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
| NGƯỜI LÀM ĐƠN
|
XÁC NHẬN CỦA TÀI CHÍNH | XÁC NHẬN CỦA QUẢN SINH | XÁC NHẬN CỦA THƯ VIỆN |
HIỆU TRƯỞNG
Tải (Download) Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường
Mẫu 2: Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh nhưng do một số lý do nào đó không kinh doanh nữa nên muốn nộp đơn xin rút hồ sơ đã nộp trước đó. Lúc này, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….…………, ngày …..tháng……năm 20….
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ
Kính gửi: …………………………………………
Tôi tên là: …………………………………Giới tính:…………………..
Chức danh:………………………………….Điện thoại:……………….
Sinh ngày:……………………………Dân tộc:…………..Quốc tịch:……………….
CMND số:……………………..Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………….
Là đại diện theo ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tôi xin trình bày nội dung sau:
Ngày …/…/…….tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho ………………, biên nhận hồ sơ số ……………… Nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Lý do: Rút hồ sơ để………………………………
Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét giải quyết.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
Tải (Download) Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Mẫu 3: Đơn xin rút hồ sơ dự thầu
Đơn xin rút hồ sơ dự thầu được sử dụng khi có nhu cầu rút hồ sơ dự thầu trong lĩnh vực xây dựng và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu tham khảo dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm 20…
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ DỰ THẦU
Kính gửi: – Trung tâm tổ chức đấu thầu……
Căn cứ Thông báo số:…./TB – …. Về việc tổ chức đầu thầu ….. tại………………
Tên tôi là:
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:……………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……….
Chỗ ở hiện nay:…………….
Điện thoại liên hệ:………….
Tôi làm đơn xin được trình bày các vấn đề sau:
Ngày…/…./…. tôi có làm đơn xin dự thầu dự án….. do trung tâm tổ chức tại địa điểm:…….Thời gian:…………………………………………………
Tuy nhiên vì một số lý do cá nhân mà tôi không thể dự thầu được như mong muốn. Nay tôi làm đơn này, kính đề nghị Trung tâm tổ chức đấu thầu cho tôi xin rút hồ sơ dự thầu của mình.
Tôi xin gửi kèm theo đơn các giấy tờ liên quan sau:
–
–
Tôi cam kết sẽ chịu các khoản chi phí phát sinh khi rút hồ sơ dự thầu theo quy định của Trung tâm…
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện cho tôi được rút hồ sơ dự thầu như đề xuất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
Tải (Download) Mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu
Mẫu 4: Đơn xin rút hồ sơ du học
Trong thời gian nộp hồ sơ du học do thay đổi nhu cầu, mục đích hoặc nhiều lý do khác nhau các bạn có thể thực hiện việc rút lại hồ sơ du học. Đơn xin rút hồ sơ du học theo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ DU HỌC
Kính gửi: (Tên cơ quan, đơn vị nhận đơn) …..……………..
Tôi là: ………………………………………… Sinh ngày:……………………
Dân tộc:……………………………………….. Giới tính: ……………………
CMND/CCCD số: …………………………………..
Cấp ngày:………………………….Nơi cấp: ……………………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………….
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………..
Điện thoại:…………………………….
Email:……………………………………
Tôi đã thực hiện thủ tục hồ sơ du học tại ………………………………………..
Tôi xin trình bày một việc như sau:
Ngày … tháng … năm …, tôi đã nộp hồ sơ du học ………………… tại………………………………….., biên nhận hồ sơ số:……………………
Nay tôi làm đơn này muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Lý do:…….
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể được rút hồ sơ du học một cách nhanh chóng.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
|
Tải (Download) Mẫu đơn xin rút hồ sơ du học
Cách viết đơn xin rút hồ sơ
– Đơn xin rút hồ sơ phải được trình bày theo đúng thể thức của văn bản, có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ và tên đơn, trong đó đối với chủ thể nào thì phần tiêu đề đơn phải ghi cho chính xác.
– Tại mục kính gửi: điền thông tin chính xác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc rút đơn. Ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đã nộp hồ sơ đăng ký trụ sở doanh nghiệp trước đó khi muốn làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Điền đầy đủ, chính xác các thông tin của người có yêu cầu: Thông tin liên quan đến người làm đơn như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chức danh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (kể cả ngày, nơi cấp), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi sinh sống hiện nay.
– Điền đầy đủ thông tin liên quan nếu là người đại diện thì cần phải thêm thông tin của người được đại diện.
– Điền nội dung liên quan đến việc nộp đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Rút đơn đăng ký kinh doanh như thời gian nộp, doanh nghiệp được nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, số biên nhận của hồ sơ.
– Trình bày lý do rút hồ sơ, lưu ý lý do phải chính xác, có tính xác thực. Lý do viết đơn xin rút hồ sơ thì cần phải nêu cụ thể, chi tiết và rõ ràng về lý do viết đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Khi kê khai nhầm thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh như muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Đơn cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học và không được tẩy xóa, khi viết đơn cần sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, tránh dùng các từ đa nghĩa.
– Trong đơn cần phải có chữ ký xác nhận của người làm đơn hoặc người có thẩm quyền xác nhận nội dung đơn (nếu có).
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Đơn xin rút hồ sơ. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc