Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng năm 2024
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi giá dịch vụ, hàng hóa, Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng như thế nào?
Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng năm 2024
Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng là văn bản được các cá nhân, tổ chức kinh doanh soạn thảo để gửi tới các nhà phân phối, các cửa hàng, khách hàng cá nhân về việc giảm giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi giá dịch vụ, hàng hóa, khi muốn giảm giá hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng thì cần có công văn giảm giá cho khách hàng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn về Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng.
Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng là gì?
Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng là văn bản được các cá nhân, tổ chức kinh doanh soạn thảo để gửi tới các nhà phân phối, các cửa hàng, khách hàng cá nhân về việc giảm giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Việc làm này còn thể hiện sự chuyên nghiệp của chủ kinh doanh và sự tôn trọng dành cho khách hàng. Thông qua đó, khách hàng có thể nắm bắt thông tin về mức giá cụ thể sau khi thay đổi.
Ví dụ công văn giảm giá cho khách hàng
Có nhiều loại công văn giảm giá khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với các mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.
Ví dụ công văn về việc giảm giá bán hàng, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng; công văn về việc giảm giá mặt bằng thuê nhà;…
Khi nào cần soạn công văn giảm giá cho khách hàng?
Trong các Hợp đồng kinh tế ban đầu thông thường sẽ có điều khoản về giá cố định của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Do vậy khi có sự thay đổi về giá, giảm giá hoặc tăng giá sản phẩm, dịch vụ, nếu các bên không có thông báo trước hoặc không có thỏa thuận về sự điều chỉnh đó mà áp dụng mức giá mới sẽ bị coi là một vi phạm hợp đồng.
Công văn giảm giá thường được sử dụng khi muốn khách hàng biết được về vấn đề giảm giá đối với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Nội dung mẫu công văn giảm giá cho khách hàng
Khi soạn công văn giảm giá cho khách hàng cần có các nội dung như sau:
– Phần mở đầu: Ghi vắn tắt nội dung công văn, ở đây là công văn về việc giảm giá cho khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
– Phần nội dung: Nêu rõ lý do soạn thảo công văn về việc giảm giá cho khách hàng, mức giá giảm là bao nhiêu, đối với những sản phẩm, dịch vụ gì?,…
– Kết thúc: Nơi nhận công văn, người có thẩm quyền ký tên.
Tham khảo mẫu công văn giảm giá cho khách hàng mới nhất
Đối với từng lĩnh vực cụ thể thì sẽ soạn thảo công văn với những nội dung khác nhau, Quý độc giả có thể tham khảo Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng dưới đây:
CÔNG TY … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
Số: …/CV-… V/v giảm giá cho khách hàng | …………., ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: – ……………………………………………….. Công Ty ………. trân trọng và biết ơn sự tin tưởng và ủng hộ khách hàng thời gian qua. Công ty………luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất. Tuy nhiên vì lý do…….nên nhiều cửa hàng phải tạm dừng/ đóng cửa, thu nhập giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mức chi tiêu của người dân trong giai đoạn này rất hạn chế. Trước tình hình khó khăn đó, Công ty…. xin gửi tới quý khách hàng công văn này thông báo giảm giá mặt hàng…………..đối với khách hàng mua sắm và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty chúng tôi. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến, tin tưởng và gắn bó của Quý khách hàng trong thời gian tới. Trân trọng kính chào ! |
Nơi nhận: – Như trên; – …………..; – Lưu: VT,. | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
Tải (Download) Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng mới nhất
Hướng dẫn cách viết công văn giảm giá cho khách hàng
Mẫu công văn giảm giá cho khách hàng nói riêng và các mẫu công văn nói chung phải đảm bảo bao gồm các thành phần thông tin như sau:
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ;
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
– Số, ký hiệu của văn bản;
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản;
– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;
– Nội dung văn bản;
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;
– Nơi nhận.
Ký hiệu Công văn phải bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
Trích yếu nội dung Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
Nơi nhận Công văn được quy định như sau:
– Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
– Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
– Lưu ý: Khi soạn thảo một công văn, cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới :
+ Công văn chỉ xoay quanh một chủ đề duy nhất, lời văn rõ ràng, thuần nhất.
+ Ngôn ngữ trong công văn cần ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ đề cần thể hiện
+ Lịch sự, nghiêm túc và có tính thuyết phục là điều không thể thiếu.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc