Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện 2024 mới nhất

Khách hàng quan tâm đến Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khách hàng quan tâm đến Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện 2024 mới nhất

Rút đơn khởi kiện là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ vụ án.

Trong khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân các vụ án dân sự, có 1 số trường hợp vì một vài lý do nào đó như mong muốn bổ sung hồ sơ, tìm thêm chứng cứ,…mà những người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện lại.

Vậy Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện gồm những nội dung gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin.

Mục lục

    Đơn khởi kiện là gì ?

    Đơn khởi kiện được biểu thị dưới dạng văn bản văn bản mà trong đó, đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Đơn khởi kiện được pháp luật quy định cả trong Tố tụng Hình sự và Tố tụng dân sự như sau:

    – Trong tố tụng hình sự: đơn khởi kiện được dùng với nghĩa là yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ lợi ích của mình bị tội phạm xâm hại,

    – Trong tố tụng dân sự: đơn khởi kiện là cách thức để đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Pháp luật yêu cầu đơn khởi kiện phải chứa đựng những thông tin cần thiết như. ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; thông tin của người khởi kiện; thông tin của người có quyền và lợi ích liên quan (nếu có); thông tin của người bị kiện; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;  người làm chứng (nếu có); các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Trường hợp người khởi kiện là cá nhân phải kí tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kí tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

    Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện là gì ?

    Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện là văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây được hiểu là bên khởi kiện) gửi đến tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc mà trước đó họ đã gửi đơn khởi kiện để được đáp ứng nguyện vọng là rút đơn khởi kiện.
    Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện được sử dụng trong trường hợp bên khởi kiện (nguyên đơn) gửi văn bản đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để thông báo về việc chủ thể này không có nhu cầu tiếp tục khởi kiện đến bên bị kiện (bị đơn) do các bên đã thống nhất thỏa thuận tự giải quyết hoặc đồng tình với những giải pháp một trong hai bên đưa ra.

    Ai có quyền rút Đơn khởi kiện?

    Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

    Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện, trong đó:

    – Người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và trong đơn, mục tên, địa chỉ cư trú người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người khởi kiện. Người này phải ký tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối của đơn khởi kiện.

    – Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện.

    – Cơ quan, tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ Đơn khởi kiện vụ án.

    + Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp;

    + Ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

    Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải nộp Đơn khởi kiện để được giải quyết. Vì vậy, nếu muốn rút Đơn khởi kiện thì chính cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện là đối tượng yêu cầu rút Đơn khởi kiện.

    Có thể rút đơn khởi kiện tại giai đoạn nào của vụ án dân sự?

    Rút đơn khởi kiện là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp yêu cầu Tòa án có thẩm quyền trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ vụ án.

    Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện tại Tòa án là văn bản do người khởi kiện gửi đến tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc mà trước đó họ đã gửi đơn khởi kiện để được đáp ứng nguyện vọng là rút đơn khởi kiện.

    Rút đơn khởi kiện có thể được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng dân sự, cụ thể đó là:

    – Trước khi thụ lý vụ án, được qui định tại Điểm g, Khoản 1 Điều 192 BLTTDS: “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.”, thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công thực hiện.

    – Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, thì việc rút đơn khởi kiện của đương sự sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Điểm c, Khoản 1 Điều 217 BLTTDS: “Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện”

    – Đang xét xử sơ thẩm thì BLTTDS qui định cụ thể hơn: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút ( Khoản 2 Điều 244 BLTTDS).

    – Giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và nếu “bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” (Điểm b, Khoản 1 Điều 299 BLTTDS). Trong trường hợp này, tại Khoản 2 Điều 299 BLTTDS có qui định là “nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án” (theo thủ tục chung do BLTTDS quy định).

    Như vậy, qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy chỉ một hành vi “rút đơn khởi kiện”, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án thì BLTTDS cũng có qui định khác nhau cho từng trường hợp cụ thể, cũng như nguyên đơn hoàn toàn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình.

    Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu có người khởi kiện rút đơn khởi kiện?

    Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước phiên tòa sơ thẩm dân sự thì:

    – Nếu không có yêu cầu phản tố cũng như yêu cầu độc lập thi Tòa án nhân dân chấp nhận việc rút đơn khởi kiện, đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    – Đối tượng khởi kiện rút đơn khởi kiện tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố đồng thời người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự khi yêu cầu của người khởi kiện đã rút.

    – Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bên bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, tuy nhiên người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự đối với yêu cầu của đối tượng khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút.

    – Những người khởi kiện rút đơn khởi kiện, đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ rút toàn bộ yêu cầu độc lập tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp yêu cầu của người khởi kiện cũng như yêu cầu độc lập của người có quyền, lợi ích liên quan đã rút.

    – Đối tượng khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bên bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới việc rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án dân sự.

    Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện

    Mẫu Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện tại Tòa án được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của người khởi kiện (nguyên đơn) tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền, rằng họ không muốn tiếp tục khởi kiện khi có những lí do riêng.

    Mẫu đơn luôn phải đầy đủ các nội dung chính như: Đây là đơn rút 1 phần yêu cầu hay toàn bộ yêu cầu; Nơi nộp đơn; Thông tin của người có yêu cầu rút đơn; Nội dung yêu cầu; Ký tên xác nhận.

    Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một mẫu đơn hoàn chỉnh để Khách hàng có thể tham khảo và sử dụng khi có nhu cầu.

    TẢI (DOWNLOAD) MẪU ĐƠN XIN RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN

    Download Tại Đây

    Hướng dẫn hoàn thành mẫu đơn đề nghị rút đơn khởi kiện tại Tòa án

    – Kính gửi: Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định).

    – Người rút đơn khởi kiện: Nếu người rút đơn khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

    Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện” và ghi rõ họ tên của người có quyền khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền khởi kiện theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền khởi kiện. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn khởi kiện. thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

    – Địa chỉ: Nếu người rút đơn khởi kiện là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời Điểm rút đơn khởi kiện (ví dụ: thôn Thắng Lợi, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời Điểm rút đơn khởi kiện (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

    – Lý do:  Ghi cụ thể lý do xin rút đơn khởi kiện (ví dụ đã tự hòa giải được,..)

    – Rút một phần: Trường hợp người rút đơn khởi kiện rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần đề nghị rút đơn.

    – Nếu người rút đơn khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.

    Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện dân sự

    – Thủ tục mà chủ thể thực hiện để yêu cầu rút đơn khởi kiện như sau:

    + Nguyên đơn gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án.

    +  Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

    + Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, nếu người khởi kiện rút đơn thì Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện sẽ trả lại đơn khởi kiện.

    + Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    + Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    – Về tiền tạm ứng án phí:

    Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định Theo Điều 217 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người khởi kiện theo quy định tại Khoản 3- Điều 218 Luật này.

    Sau khi làm đơn yêu cầu rút đơn, trường hợp bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện, Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc nào khác, vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *