Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất mới nhất
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất thế nào?
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất mới nhất
Ranh giới đất là đường vẽ trên bàn đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất luôn muốn được cơ quan nhà nước xác nhận ranh giới phần đất của mình để phòng ngừa tranh chấp xảy ra. Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất như thế nào?
Ranh giới đất là gì?
Ranh giới đất là đường vẽ trên bàn đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Việc xác định ranh giới đất được thực hiện theo quy định trong Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Mục đích của việc này là xác định ranh giới với các bất động sản khác liền kề nhau, từ đó hoàn thiện hóa bản đồ hành chính.
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất là mẫu đơn được lập ra để xin được xác định ranh giới đất.
Nguyên tắc xác định ranh giới đất
Trước khi tìm hiểu vềMẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất cần nắm được nguyên tắc xác định ranh giới đất.
Các hoạt động về quản lý địa giới đều được quy định rõ ràng trong Luật Đất Đai 2013, bao gồm các hoạt động sau:
– Xác định địa giới hành chính.
– Lập và quản lý hồ sơ địa chính.
– Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính.
– Trong đó, hồ sơ địa giới hành chính được sử dụng nhằm phục vụ quản lý nhà nước. Các nguyên tắc để xác định ranh giới sử dụng đất bao gồm:
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới.
+ Bản đồ địa giới hành chính thể hiện các mốc địa giới hành chính theo đúng như yêu cầu, trong đó bao gồm các yếu tố địa vật, địa hình.
+ Sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được quy định rõ ràng.
+ Bảng tọa độ mốc địa giới hành chính cùng các điểm đặc trưng trên đường địa giới.
+ Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính và xác nhận đường mô tả địa giới.
+ Phiếu thống kê các yếu tố địa lý liên quan đến địa giới hành chính.
+ Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.
+ Thống kê tài liệu liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới.
Thủ tục xác định lại ranh giới đất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở căn cứ theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có
Người sử dụng đất tiến hành nộp một bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại văn phòng đăng ký đất đai, nới chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp mà người sử dụng đất tiến hành yêu cầu xác định lại ranh giới đất mà nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền
Bước 2: Tổ chức đo đạc
sau khi tiếp nhận hồ sơ và căn cứ vào hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và tiến hành thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra đo đạc đất thực tế và thiết lập một bộ hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới đất
sau khi nhận được thông báo đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất để làm gì?
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất là văn bản được người sử dụng đất sử dụng nhằm mục đích đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và tiến hành xác nhận ranh giới đất, mốc giới đất hay vị trí giáp ranh với những thửa đất liền kề nhất định.
Đơn xin xác định ranh giới đất đai là văn bản ghi nhận ý kiến giữa những người sử dụng đất liền kề về ranh giới, tình trạng không có tranh chấp. Đây là một giấy tờ khá quan trọng tuy nhiên đơn xin ký giáp ranh giữa các thửa đất liền lại không có mẫu theo quy định của pháp luật.
Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở được lập ra nhằm để phục vụ cho việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bổ sung hồ sơ giải quyết vụ việc khi có tranh chấp. Vì vậy, việc xác nhận ranh giới đất nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp sổ đỏ.
Trên thực tế thấy được rằng việc xác định ranh giới đất là rất quan trọng bởi lẽ nó liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Nếu xác định không đúng thì rất dễ dẫn đến tranh chấp. Do vậy, người sử dụng đất luôn muốn được cơ quan nhà nước xác nhận ranh giới phần đất của mình để phòng ngừa tranh chấp xảy ra.
Nội dung mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào.
Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình. Khi nhận đơn yêu cầu của người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xác định ranh giới đất theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
Hiện nay chưa có quy định vềMẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất sử dụng chung do đó quý độc giả có thể tham khảo mẫu sau đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ….. năm …..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN RANH GIỚI ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ……………………………………………………………..
Tôi tên là: ………………………………… Sinh năm: ……………………………………………………………
CMND số: …………………. Cấp ngày: ………………. Tại: ……………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………..
Tôi là người sử dụng thửa đất số …. tờ bản đổ số ….. địa chỉ: ………………Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……… do …………… cấp ngày …./…./…..
Hiện nay, tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất trên cho ông/ bà….………… (CMND số: ………………. do Công an ….. cấp ngày: ………; trú tại: ………). Do yêu cầu của ông/ bà ……………….., tôi cần xác minh ranh giới đất mà tôi đã cung cấp thông tin cho ông/ bà………………. là đúng.
Vì vậy, bằng văn bản này tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận ranh giới đất giữa phần đất thuộc quyền sử dụng đất của tôi và những phần đất liền lề được xác định đúng thông tin sau:
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận ranh giới thửa đất cho tôi để tôi sớm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA …………. | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải download Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
Hướng dẫn cách soạn đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
Khi soạn đơn xin xác nhận lại ranh giới đất cần lưu ý những nội dung sau đây:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm là không thể thiếu trong đơn.
– Phần kính gửi: Trong đơn cần ghi cụ thể là kính gửi cơ quan, đơn vị nào?
– Nội dung đơn: Trình bày ngắn gọn về nội dung xin xác nhận lại ranh giới đất tránh trình bày lan man không đúng trọng tâm.
– Cuối cùng là chữ ký của người viết đơn.
Lưu ý về ký giáp ranh mảnh đất
– Giáp ranh không phải là thủ tục riêng biệt
Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ thủ tục đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, gồm các bước sau:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị;
+ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;
+ Bước 3: Giải quyết yêu cầu;
+ Bước 4: Trả kết quả.
Trong đó, tại bước 3 có nhiều công việc cần thực hiện nhất. Tại giai đoạn này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những công việc như sau:
(1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch.
(2) Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện công việc tại mục (1), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu có).
(3) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Như vậy, có thể thấy trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận không tách khâu ký giáp ranh thành thủ tục hành chính riêng biệt.
– Cấp Giấy chứng nhận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề
Căn cứ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành (như Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và các Điều 20, 21, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,…), có thể thấy không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận vì người sử dụng đất không chịu ký giáp ranh.
Thực tế cho thấy nhiều người dân bị từ chối hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù cơ quan nhà nước đã nhận hồ sơ với lý do người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì lý do ở đây có thể do tranh chấp.
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ chỉ cần đủ điều kiện cấp sẽ được cấp. Điều này rất hợp lý vì nếu quy định từ chối cấp Giấy chứng nhận với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh thì không phù hợp, bởi lẽ họ có thể lấy lý do cá nhân như mâu thuẫn, ganh ghét để cản trở người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận.
Nói cách khác, không thể vì lý do cá nhân mà có quyền cản trở, gây khó khăn đối với quyền được cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp và có đủ điều kiện theo quy định.
Nếu có tranh chấp thì phải gửi đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nếu hòa giải không thành thì gửi đơn khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết theo quy định.
Chỉ khi nào nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì khi có mới chưa cấp Giấy chứng nhận (giải quyết tranh chấp trước, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sau).
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc