Hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Hóa đơn điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy Hóa đơn điện tử có bắt buộc không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết.
Hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.
Sự xuất hiện của hóa đơn điện tử đã tạo sự thuận tiện cho việc quản lý bằng việc áp dụng công nghệ quản lý thông tin trực tiếp cũng như giảm bớt thủ tục hành chính đối với sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên liên quan đến hóa đơn điện tử có nhiều người còn băn khoăn và đặt câu hỏi hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Khái niệm hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ khoản 2 điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nêu định nghĩa hóa đơn điện tử như sau:
Theo đó Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là: hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
+ Hóa đơn xuất khẩu;
+ Hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Hóa đơn bán hàng;
+ Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
>>>>> Tham khảo: Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử
Ưu điểm của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy
Sựu ra đời của hóa đơn điện tử đã giúp ích rất nhiều cho công việc kế toán bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với hóa đơn giấy, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hóa đơn điện tử dùng công nghệ quản lý thông tin trực tiếp. Nếu như hóa đơn giấy truyền thống sử dụng hình thức mua, đặt in hay tự in hóa đơn thì hóa đơn điện tử áp dụng công nghệ quản lý thông tin trực tiếp thông qua máy tính, internet. Hóa đơn được tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử thông qua việc sử dụng công nghệ truyền thông và thông tin, được ký gửi bằng chữ ký số và có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy truyền thống.
Thứ hai: Hóa đơn điện tử giúp giảm bớt các thủ tục hành chính và dễ dàng quản lý.Việc áp dụng hóa đơn điện tử giúp giảm bớt các thủ tục hành chính và dễ dàng hơn trong công tác quản lý, giám sát hóa đơn, lưu trữ hóa đơn điện tử, không lo bị rách…trong các doanh nghiệp.
Hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020 cùng với đó theo nghị định này từ 01/7/2022 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Cụ thể, tại Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“ 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022
[…] 3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
Theo quy định trên thì sẽ bãi bỏ hai nội dung như sau:
Thứ nhất: Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định Nghị định 119/2018/NĐ-CP thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.
Thứ hai: Kể từ ngày 01/11/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành (02 nghị định này vẫn có hiệu lực đến 30/6/2022)
Như vậy, ta kết luận hiện nay không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử được điều chỉnh lại so với các quy định trước đó. Nếu như trước đó các doanh nghiệp phải hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020 thì giờ đây, thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử được áp dụng từ ngày 01/07/2022.
Tuy nhiên, Nghị định này cũng nêu rõ quan điểm khuyến khích các đơn vị kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định.
Đối với các đơn vị kinh doanh chưa đáp ứng đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để có thể thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử trước thời hạn thì Điều 60 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“ Trường hợp các đơn vị kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử (từ này đến 30/06/2022) theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện về hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục dùng hóa đơn đang sử dụng và thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT, Phụ lục IA, ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Cơ quan thuế sẽ xây dựng dữ liệu hóa đơn của cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
Trường hợp các đơn vị kinh doanh mới thành lập từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30/06/2022, nếu cơ quan thuế có thông báo về việc thực hiện áp dụng HĐĐT thì các đơn vị kinh doanh nhận thông báo phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan thuế. Riêng các đơn vị không đáp ứng đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục sử dụng hóa đơn đang dùng và phải tiến hành đầy đủ thủ tục gửi tới cơ quan thuế như đã nêu với trường hợp bên trên.”
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi hóa đơn điện tử có bắt buộc không?
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hóa đơn điện tử có bắt buộc không? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc