Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2024?

Để làm rõ thắc mắc về Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2024?, Quý vị hãy tham khảo ngay nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc.

Để làm rõ thắc mắc về Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2024?, Quý vị hãy tham khảo ngay nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2024?

Chủ thế có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch dịch vụ nhưng có thu nhập chịu thuế.

Thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của một Doanh nghiệp đối với nhà nước có thẩm quyền. Trên pháp luật Việt Nam hiện nay thì một doanh  nghiệp có thể chịu nhiều các loại thuế khác nhau

Trong bài viết Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Chúng tôi sẽ cung cấp tới Quí vị những thông tin hữu ích về  thuế doanh nghiệp.

Mục lục

    Thuế doanh nghiệp là gì?

    Thuế doanh nghiệp là các loại thế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên những nghĩa vụ cụ thể của từng doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, mỗi một doanh nghiệp dựa trên những hoạt động phát triển sản xuất của mình cũng như quy định của pháp luật để xác định các loại thuế mà doanh nghiệp mình phải nộp.

    Các loại thuế phải nộp của mỗi doanh nghiệp là khác nhau dựa trên hoat động sản xuất kinh doanh, các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật chứ không ép không doanh nghiệp là phải nộp thuế gì.

    Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?

    Có nhiều các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, trong bài viết Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?   Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ đi sâu vào các loại thuế cơ bản sau:

    Thuế môn bài

    Mức nộp lệ phí môn bài năm 2024

    Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp như sau:

    TTĐối tượngMức thu
    1Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng03 triệu đồng/năm
    2Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống02 triệu đồng/năm
    3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác01 triệu đồng/năm

    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    – Chủ thế có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh  hàng hoá dịch dịch vụ nhưng có thu nhập chịu thuế gồm:

    Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của  pháp luật Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn  vị sự nghiệp; tổ chức khác nhưng có hoạt động kinh doanh, sản xuất có thu nhập

    – Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

    + Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế  phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam

    + Tổ chức kinh doanh nước ngoài có  có sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó

    + Tổ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

    Cơ sở thường trú của doanh  nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bao gồm: Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện  vận tải

    – Căn cứ phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp là: Có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, có thu nhập phát sinh

    Lưu ý: Khi một tổ chức được xác định có hành vi kinh doanh thì khi đó phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế của họ với cơ quan thuế. Tuy nhiên chưa làm phát sinh nghĩa  vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

    Thuế giá trị gia tăng

    – Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế

    Lưu ý: Đối tượng  phải nộp thuế giá trị gia tăng không chỉ là doanh nghiệp mà còn có các chủ thế khác. Nhưng những chủ thể  kinh doanh, hay có hành vi kinh doanh phải được pháp luật công nhận. Trên thực tế đa phần là doanh nghiệp

    – Căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng

    Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế giá trị gia tăng:

    Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội điều kiện quản lý thuế của cơ quan nhà nước ngày càng ổn định, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của áp dụng pháp luật vào Thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy Luật thuế  giá trị gia tăng đã được ban hành cùng với hệ thống văn bản kèm theo.

    Sự kiện pháp ký để làm căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng như sau: thời điểm đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời điểm được cấp mã số thuế, thời điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ, thời điểm nhận được thông báo thuế thậm trí là cả thời điểm chủ thể nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế.

    Nộp thuế tài nguyên

    Theo Điều 3 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên phải nộp thuế theo quy định.

    Thuế tiêu thụ đặc biệt

    Theo Điều 2, Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, bia,…phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

    Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    Mức thuế tương ưng với các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?

    1/ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

    Mức thuế tương ứng mà doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

    Trong đó:

    + Thu nhập chịu thuế = thu nhập chịu thuế – ( thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định của pháp luật)

    + Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế dược xác định như sau:

    + Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế – chi phí được trù trong kỳ tính thuế + thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

    2/ Đối với thuế giá trị gia tăng

    Cách tính thứ nhất : Khẩu trừ thuế

    Số thuế phải nộp = số thuế giá trị gia tăng đầu ra  –  số thuế gia trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

    = (Giá tính thuế đầu ra x Thuế suất đầu ra) – (Giá tính thuế đầu vào x Thuế suất đầu vào).

    Trong đó:

    + Giá tính thuế là  giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật

    + Thuế suất được quy định rõ từng loại ngành nghề kinh doanh, loại hình dịch vụ

    + Thuế giá trị gia  tăng ở khâu bán ra được xác định trên những chứng từ hoá đơn hợp lệ.

    Thời hạn nộp các loại thuế của doanh nghiệp

    Thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp, dựa vào các loại thuế đi vào phân tích phía trên như sau

    – Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế

    – Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của  tháng đầu tiên của năm dương lịch

    – Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Quý chậm nhất là ngày thứu ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

    – Đối với nộp thuế theo lần, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ khi phát sịnh nghĩa vụ thế

    Từ những phân tích trên, chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *