Thuế khoán là gì?

Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tới Quý độc giả các thắc mắc: Thuế khoán là gì? Đặc điểm thuế khoán? Đối tượng nộp thuế khoán? mời Quý vị tham khảo

Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tới Quý độc giả các thắc mắc: Thuế khoán là gì? Đặc điểm thuế khoán? Đối tượng nộp thuế khoán? mời Quý vị tham khảo

Thuế khoán là gì?

Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định đánh vào tất cả các cá nhân, thuế khoán hay còn gọi là thuế trọn gói (thuế theo đầu người), loại thuế này buộc mỗi cá nhân phải nộp cho nhà nước một khoản tiền như nhau không phân biệt khả năng thu nhập, tích lũy, tiêu dùng của họ.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, việc tiếp cận với khái niệm thuế đến với người dân phổ biến và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, không phải cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về tất cả các loại thuế.

Một trong số đó, nhiều người chưa nắm được nội dung vấn đề Thuế khoán là gì?  Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng.

Chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về Thuế khoán là gì và những nội dung xoay quanh vấn đề để giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.

Mục lục

    Thuế khoán là gì?

    Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định đánh vào tất cả các cá nhân, thuế khoán hay còn gọi là thuế trọn gói (thuế theo đầu người), loại thuế này buộc mỗi cá nhân phải nộp cho nhà nước một khoản tiền như nhau không phân biệt khả năng thu nhập, tích lũy, tiêu dùng của họ.

    Đặc điểm thuế khoán

    – Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định, đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh.

    – Đây là loại thuế quản lý tương đối dễ dàng, giảm thiểu được gian lận thuế do đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh, không có sự phân biệt đối tượng.

    – Mức thuế khoán cũng là mức thuế tương đối thấp

    – Mỗi hộ kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế bằng một mức nhất định dựa vào mức thu nhập tương đối tự kê khai.

     – Ngoài ra, thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, mang tính chất tương đối do mức thuế khoán được các cơ quan thuế quy định , dựa vào doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh để định ra mức thuế khoán phù hợp.

    Đối tượng nộp thuế khoán

    Ngoài việc tìm hiểm Thuế khoán là gì bài viết xin trình bày nội dung về đối tượng của thuế khoán, cụ thể:

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì

    Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này”.

    Có thể hiểu cụ thể như sau:

    + Cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

    + Cá nhân kinh doanh có doanh thu > 100 triệu đồng/năm sẽ cần nộp thuế khoán.

    + Ngoài ra, cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú

    Trường hợp miễn, giảm thuế khoán

    Theo quy định tại điều 6 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC các trường hợp giảm thuế khoán bao gồm:

    – Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh

    + Thuế khoán đánh vào cá nhân kinh doanh và có nguồn thu. Khi các cá nhân kinh doanh dừng/nghỉ thì sẽ không có lợi nhuận, do đó sẽ được giảm thuế khoán.

    + Theo quy định tại điểm a, khoản 11 điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC cụ thể quy định thời gian để được giảm thuế như sau:

    Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh

    Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.

    Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo

    + Đây là những trường hợp bất khả kháng mà các cá nhân kinh doanh không thể lường trước nên Nhà nước có chính sách hỗ trợ giúp đỡ.

    + Thời gian gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTCđến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

    – Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi hình thức khai thuế

    Cá nhân kinh doanh  nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh với số tháng không nộp thuế theo phương pháp khoán.

    Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung Thuế khoán là gì? Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề thuế khoán.

    Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *