Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào đâu?

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào đâu?

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có những khoản thu và đóng góp về vật chất của cá nhân, tổ chức để thục hiện các công việc chi tiêu mang tính chất cộng đồng, xã hội.

Như chúng ta đã biết, thuế là một khoản thu bắt buộc mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, sự hiểu biết về thuế là một kiến thức cần thiết mà bất kể cá nhân hay tổ chức nào khi muốn thành lập doanh nghiệp cũng đều phải nắm rõ. Tuy nhiên, phạm vi nghĩa vụ thuế của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Hiện nay pháp luật nước ta quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau. Vậy căn cứ vào đâu mà pháp luật lại có những quy định như vậy? Nhằm giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi trên, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào? dưới đây.

Mục lục

    Khái niệm chung về thuế?

    Thuế là một thuật ngữ được dung nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế, gắn với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có những khoản thu và đóng góp về vật chất của cá nhân, tổ chức để thục hiện các công việc chi tiêu mang tính chất cộng đồng, xã hội. Bằng quyền lực của mình, nhà nước thực hiện thu thuế đối với một phần cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó có việc thu thuế đối với các doanh nghiệp.Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị.

    Như vậy có thể hiểu thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước cho lợi ích chung của xã hội, hoặc thuế là một khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân nhất định phải nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà nước tài trợ cho các khoản chi tiêu khác cho xã hội.

    Đặc điểm của thuế như thế nào?

    Hiện nay pháp luật quy định nhiều loại thuế khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể, nhưng về bản chất thì các loại thuế đều mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

    – Thuế là một khoản chi phí bắt buộc mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đủ điều kiện đều phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với người nộp thuế thì đây được coi nghĩa vụ chuyển giao tài sản của cá nhân, tổ chức đó cho nhà nước, việc chuyển giao này mang tính chất bắt buộc. Đối với các cơ quan thuế thì khi được nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế thì cũng không được phép tự ý thu hay không thu, tự ý quy định các mức thuế sai với quy định trong luật, cơ quan thuế cũng không được phép phân biệt đối xử đối với từng cá nhân, tổ chức nộp thuế.

    Sự bắt buộc là một đặc điểm để phân biệt giữa thuế và các khoản tự nguyện hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức đóng góp vào ngân sách nhà nước.

    – Thuế gắn với yếu tố quyền lực: Thuế luôn gắn với yếu tố quyền lực bởi nó xuất phát từ ý chí của nhà nước, xuất hiện cùng với quá trình phát triển của nhà nước.

    – Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. Đây là một khoản chi phí bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước, vì vậy, đây không phải khoản chi phí mà khi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó nộp vào thì sẽ nhận được một lợi ích nào từ phía nhà nước. Bất kì “ai”, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.

    Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp?

    Hiện nay, pháp luật quy định các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì pháp luật lại có những quy định khác nhau về mức thuế phải nộp.

    Sở dĩ pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau là vì giữa các doanh nghiệp đều có những đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực, quy mô, địa bàn kinh doanh là khác nhau. Nhà nước căn cứ vào những đặc điểm này để quy định mức thuế sao cho phù hợp. Vì vậy, các mức thuế mà các doanh nghiệp khác nhau sẽ phải đóng sẽ là khác nhau.

    Trên đây là những cia sẻ của chúng tôi liên quan đến khái niệm, đặc điểm chung của thuế và trả lời câu hỏi Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào đâu?. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu được tại sao mức thuế của các doanh nghiệp phải đóng là khác nhau.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *