Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh 2024

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh.

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh.

Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh 2024

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh, trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh. Khi các đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh có mong muốn gia nhập hội Cựu chiến binh thì sẽ làm đơn xin gia nhập hội Cựu chiến binh. Sau thủ tục kết nạp, hội viên sẽ được nhận quyết định kết nạp. Vậy mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh sẽ như thế nào?

Mục lục

    Cựu chiến binh bao gồm các đối tượng nào?

    Theo quy định của pháp luật, cựu chiến binh bao gồm các đối tượng như sau:

    – Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3; và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh; được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP.

    – Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975; quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP; và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP sửa đổi; bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ; gồm:

    + Quân nhân; công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg; ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ; chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng; trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

    + Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng; và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên; nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

    + Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.

    Quyền lợi của Cựu chiến binh

    Quyền lợi của cựu chiến binh có khá nhiều, cụ thể như sau:

    – Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

    – Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội.

    – Nhà nước khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế- xã hội theo quy định pháp luật.

    – Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: Học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động

    Thủ tục kết nạp hội viên cựu chiến binh

    Thủ tục kết nạp hội viên cần ngắn gọn, nguyên tắc, đúng với tính chất quần chúng của Hội, song phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn và đúng thủ tục.

    Người xin vào Hội phải được nghiên cứu và tán thành Điều lệ Hội. Báo cáo với tổ chức Hội về lý lịch bản thân(chứng minh thuộc đối tượng được xem xét kết nạp) và có đơn xin vào Hội.

    Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội (nơi không có Ban Chấp hành thì do hội nghị toàn thể hội viên) thảo luận, quyết định theo đa số. Những tổ chức cơ sở Hội có chi hội thì do chi hội đề nghị, tổ chức cơ sở Hội quyết định. Nơi có Phân hội thì Phân hội đề nghị, Chi hội xem xét, Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội quyết định.

    Việc công bố, kết nạp hội viên trong một cuộc họp thường lệ của Chi hội hoặc tổ chức cơ sở hội, không công bố kết nạp ở Phân hội.

    Theo đó, sau khi có quyết định kết nạp hội viên thì cần công bố, kết nạp hội viên tại một cuộc họp thường lệ của Chi hội.

    Mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh

    HỘI CCB …………………….

    Số:……./QĐ-CCB

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    …, ngày…tháng…năm 20…

    QUYẾT ĐỊNH

    về việc kết nạp hội viên

    —————–

    BAN CHẤP HÀNH HỘI CỰU CHIẾN BINH

    CƠ QUAN SỞ ………………………………..

     

    – Căn cứ Điều 4, Chương III, Điều lệ Hội cựu chiến binh Việt Nam khóa V.

    – Căn cứ vào đơn đề nghị của người xin vào Hội.

    – Căn cứ Nghị quyết Ban chấp hành Hội CCB sở họp ngày…tháng…năm 20…

    QUYẾT ĐINH

     

    Điều 1: Kết nạp đồng chí: ……………………………………….

    Vào Hội Cựu chiến binh Việt Nam; đồng chí có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ hội viên và điều lệ Hội; sinh hoạt tại chi hội (nếu có) ……….

    Điều 2: Đồng chí ……………………… và (Chi Hội) Cựu chiến binh ……..

    thi hành quyết định này kể từ ngày ký.

    Nơi nhận:                                                               

    – Như Điều 2,                                                         

    – Hội CCB khối/ BC                                               

    – Lưu CCB cơ sở

    T/M BAN CHẤP HÀNH

    CHỦ TỊCH

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

     

     

     

     

    Cách tổ chức lễ kết nạp hội viên cựu chiến binh mới

    Để tổ chức một buổi lễ kết nạp hội viên mới cho cựu chiến binh mới, bạn có thể thực hiện các bước sau:

    – Lên kế hoạch cho sự kiện: Cần quyết định thời gian, địa điểm, số lượng khách mời và các hoạt động trong buổi lễ, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho lễ kết nạp.

    – Làm thủ tục chuẩn bị cho lễ kết nạp: Cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết như đơn xin gia nhập hội, bằng cấp, giấy tờ tùy thân và các tài liệu khá, chuẩn bị trang phục phù hợp cho các cựu chiến binh mới.

    – Tổ chức hoạt động trong buổi lễ: Có thể tổ chức các hoạt động như diễn văn, bài phát biểu, chương trình văn nghệ hoặc một bữa tiệc nhỏ để các thành viên cũ và mới có thể tương tác với nhau.

    – Tôn vinh các cựu chiến binh mới: Trong buổi lễ, cần tôn vinh các cựu chiến binh mới và ghi nhận sự đóng góp của họ cho cộng đồng và đất nước.

    – Kết thúc sự kiện: Sau khi hoàn thành buổi lễ, nên gửi thư cảm ơn đến tất cả các khách mời và cựu chiến binh mới, đánh giá kết quả của buổi lễ và xác định các điểm cần cải thiện cho những lần tổ chức tiếp theo.

    Lưu ý rằng, khi tổ chức lễ kết nạp hội viên mới cho các cựu chiến binh cần đảm bảo rằng các hoạt động và lễ nghi thể hiện sự tôn trọng và cảm kích đối với những người đã hy sinh vì đất nước.

    Nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh Việt Nam

    – Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    – Tham gia phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội cựu chiến binh;

    – Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lính chính trị, trình độ hiểu biết, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”; Tham gia tổ chức câu lạc bộ, ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng cơ sở;

    – Tổ chức chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phần triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, tổ chức hoạt động tình nghĩa để cựu Chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

    – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.

    Kinh phí, tài sản của Hội cựu chiến binh gồm những gì?

    Nguồn kinh phí hoạt động của Hội cựu chiến binh bao gồm: Nguồn thu hội phí, nguồn viện trợ, tài trợ, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

    – Kinh phí của Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam và của Hội cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương do Ngân sách Trung ương bảo đảm;

    – Kinh phí của Hội cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm;

    Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác; các nguồn thu khác (nếu có);

    Tài sản của Hội cựu chiến binh bao gồm: Tài sản Nhà nước giao, tài sản do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ, cho, tặng theo quy định pháp luật.

    Kinh phí hoạt đônhj của tổ chức Hội cựu chiến binh trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và doanh nghiệp do các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp đó bảo đảm và được hạch toán chi phí hoạt động theo hướng dẫn của pháp luật.

    Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Hội cựu chiến binh thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Trên đây là nội dung bài viết mẫu quyết định kết nạp hội viên cựu chiến binh, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *